Gen Z và Thế Hệ Millennials ngày càng chi tiêu vô tội vạ

(Hình minh họa: freestocks/Unsplash)

Nhiều người trẻ đang vung tiền vào những thứ xa xỉ, như đi du lịch và mua quần áo hàng hiệu thay vì tiết kiệm, theo xu hướng được mô tả là “chi tiêu vô tội vạ” trên mạng xã hội.

Theo Psychology Today, thói quen chi tiêu vô tội vạ là khi một người mua sắm vô thức để tự an ủi bản thân vì họ cảm thấy bi quan về nền kinh tế và tương lai của mình. Ylva Baeckström, giảng viên cao cấp về tài chính tại Trường Kinh Doanh King và là cựu nhân viên ngân hàng, nói với CNBC Make It rằng sự thật này vừa “không lành mạnh vừa mang tính định mệnh.”

Điều này xảy ra vì những người trẻ tuổi thường xuyên “sống trên mạng” và cảm thấy như họ liên tục nhận được “tin xấu.” Điều đó khiến họ cảm thấy như ngày tàn sắp đến.” Baeckström nói thêm rằng những người trẻ tuổi này sau đó biến những cảm xúc tiêu cực này thành thói quen chi tiêu xấu.

Trên thực tế, 96% người Mỹ lo ngại về tình hình kinh tế hiện tại và hơn một phần tư đang chi tiêu vô tội vạ để giải quyết căng thẳng, theo khảo sát của Intuit Credit Karma đối với hơn 1,000 người Mỹ vào Tháng Mười Một năm 2023. Hiện tượng này thậm chí xảy ra ngoài phạm vi Hoa Kỳ.

Stefania Troncoso Fernández, chuyên gia quan hệ công chúng 28 tuổi sống tại Colombia cùng cha mẹ, nói với CNBC Make It rằng cô phục hồi sau khi chi tiêu vô tội vạ, nhưng mức lạm phát cao và bất ổn chính trị khiến việc tiết kiệm tiền trở nên rất khó khăn.

Fernández chia sẻ: “Tôi biết chắc rằng chi phí thực phẩm ngày càng tăng cao và gia đình tôi không đủ khả năng chi trả cho việc ăn uống như cách đây một năm vì mọi thứ ngày càng đắt đỏ.” Fernández cho biết hai năm trước cô chi tiêu vô tội vạ cho quần áo và du lịch mặc dù cô kiếm được ít tiền hơn bây giờ. Nguyên nhân chủ yếu vì cô cảm thấy mình không đủ khả năng mua nhà.

Fernández không phải là người duy nhất chi tiêu hoang phí. Chỉ có 36.5% người lớn trên toàn cầu cảm thấy họ đang làm tốt hơn cha mẹ mình về mặt tài chính, trong khi 42.8% cho rằng họ cảm thấy không giỏi như cha mẹ mình, theo Khảo Sát An Ninh Tài Chính Tiền Bạc Quốc Tế (International Your Money Financial Security Survey) của CNBC, do Survey Monkey thực hiện với 4,342 người lớn trên toàn cầu.

“Thế hệ đang lớn lên hiện nay là thế hệ đầu tiên sẽ nghèo hơn cha mẹ mình trong một thời gian rất dài,” Baeckström cho biết. “Có cảm giác rằng nhiều người trẻ có nguy cơ không bao giờ có được những gì cha mẹ họ có.”

Daivik Goel, nhà sáng lập công ty khởi nghiệp, 25 tuổi, sống tại Silicon Valley, cho biết anh chi tiêu rất hoang phí khi làm quản lý sản phẩm tại một công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học. Thói quen này bắt nguồn từ cảm giác không hài lòng với công việc, cũng như áp lực từ bạn bè.

Nhiều người mua hai trong số ba chiếc xe hơi hoàn toàn mới tung ra thị trường, vì họ nhận ra rằng việc tiết kiệm tiền mua nhà sẽ mất rất nhiều thời gian, vì vậy họ chi tiêu cho những mặt hàng khác thay thế.

Theo phân tích năm 2023 của trang web bất động sản Point2, San Francisco có một số giá bất động sản cao nhất tại Hoa Kỳ. Trang web này phát hiện ra rằng 62% bất động sản được niêm yết tại San Francisco có giá trên $1 triệu.

Theo Goel, kể từ khi thành lập công ty công nghệ tài chính Intrepid vào năm 2023, thói quen chi tiêu hoang phí của anh “hoàn toàn biến mất” vì anh tìm thấy niềm vui trong công việc của mình.

Giảng viên tài chính Baeckström nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu mối quan hệ của bạn với tiền bạc nếu bạn muốn vượt qua thói quen chi tiêu hoang phí. Bà giải thích mối quan hệ với tiền bạc cũng giống như mối quan hệ với con người, bắt đầu từ thời thơ ấu và chứng kiến mọi người hình thành các loại gắn bó khác nhau.

Fernández giải trình một phần lý do khiến cô cảm thấy buộc phải chi tiêu hoang phí là do thiếu hiểu biết về tài chính. Cô chia sẻ cha mình lớn lên trong cảnh nghèo khó và không ai khuyến khích cô tiết kiệm.

Samantha Rosenberg, đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Belong, một nền tảng xây dựng sự giàu có, giải thích rằng mua sắm trực tuyến làm trầm trọng thêm vấn đề chi tiêu hoang phí, nhưng xem hàng trực tiếp có khả năng ngăn chặn việc mua hàng bốc đồng.

“Những quyết định bổ sung như chọn cửa hàng, đi đến đó, đánh giá mặt hàng bằng mắt thường và sau đó phải xếp hàng để mua sẽ giúp bạn chậm lại và suy nghĩ nghiêm túc hơn về những lần mua hàng của mình.”

Rosenberg cũng khuyến nghị việc sử dụng tiền mặt. Các phương thức thanh toán liền mạch như Apple Pay và Google Pay “làm tăng nguy cơ chi tiêu vô thức,” vì đặc tính nhanh chóng và dễ dàng. Những phương thức này bỏ qua cảm xúc liên quan đến quá trình ra quyết định mua hàng.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: