Hỏi người khác, để ‘phát giác’ điểm mạnh của chính mình

(Hình minh họa: Van Tay Media/Unsplash)

Thật khó để nhìn thấy điểm mạnh của mình là gì cho đến khi người khác nói ra. Nhà tâm lý học tổ chức Adam Grant gợi ý một cách hiệu quả nhất để tìm ra điểm mạnh của chính mình là hỏi người khác.

Hãy hỏi 15 đến 20 người là đồng nghiệp, thành viên gia đình và bạn bè, và xem họ có chia sẻ những câu chuyện về thời điểm bạn ở trạng thái tốt nhất hay không. Sau đó, khi đã thu thập được những thông tin cần thiết, đây là lúc mà bạn nhìn rõ “bức chân dung tự họa phản ánh tốt nhất” của chính mình.

“Đó cũng là ảnh chụp nhanh về điểm mạnh của bạn,” Grant, giáo sư tại Wharton School thuộc University of Pennsylvania, chia sẻ. Ông cùng các tác giả, chuyên gia về lãnh đạo Brené Brown và Simon Sinek nói trong một tập podcast “A Bit of Optimism” của Sinek vào đầu tháng này.

Hoạt động này do các nhà nghiên cứu từ Trường Kinh Doanh Harvard và Trường Kinh Doanh Ross thuộc University of Michigan tạo ra, giúp mọi cá nhân nhìn nhận bản thân “qua con mắt của người khác.”

Grant tiết lộ: “Đây là một trong những bài tập yêu thích của tôi. Một trong số ít bài tập mà tôi thích với sinh viên đại học như với các giám đốc điều hành. Theo kinh nghiệm của tôi, mọi người không thể đoán trước được điểm mạnh của mình trong mắt người khác và do đó, chúng ta có những điểm mù tích cực, không chỉ là điểm mù tiêu cực.”

Biết được điểm mạnh của mình sẽ giúp bạn phát huy những điểm đó nhiều và đúng lúc hơn. Nhận thức này hỗ trợ bạn nhận ra khi nào khả năng của mình có liên quan và khi nào thì không, theo Grant. Ông trích dẫn một số nhà lãnh đạo có sức hút, những người luôn thống trị cuộc trò chuyện và sử dụng sự lôi cuốn của mình như một điểm tựa khi họ không chuẩn bị gì cả.

Grant giải thích: “Họ có nhận thức về mình, nhưng không nhận ra tình huống để nói rằng, ‘Ồ, có lẽ đây là lúc tôi cần giảm bớt sức hút của mình và trở thành một người biết lắng nghe thấu đáo.’ Tôi thích ý tưởng cho rằng nhận thức về bản thân là vô dụng và thậm chí còn phản tác dụng nếu không có nhận thức về tình huống.”

Nhiều chuyên gia khác ủng hộ phiên bản tự nhận thức một cách chu đáo, giúp mọi người đưa ra quyết định sáng suốt, giao tiếp tốt hơn, xây dựng các mối quan hệ bền chặt hơn, sáng tạo hơn và tăng năng suất, theo như nghiên cứu chỉ ra.

Tự nhận thức không chỉ có nghĩa là hiểu cảm xúc của bạn: Nó đòi hỏi phải suy ngẫm về điểm mạnh của chính mình và sử dụng những điều đó vào các mục tiêu của bạn, như lời Juliette Han, một nhà khoa học thần kinh và là giáo sư thỉnh giảng tại Trường Kinh Doanh Columbia, giải thích.

Hãy hỏi sếp và đồng nghiệp của bạn, “Anh/chị có thể cho tôi biết có lần nào tôi giúp ích được gì cho công việc của anh/chị không?” Han đưa ra gợi ý như vậy. Những câu trả lời mà bạn nhận được sẽ tiết lộ một kỹ năng bạn không thường sử dụng, và do đó nên áp dụng.

Khi Grant tự mình thực hiện bài tập tự phản ánh bản thân này và nhiều người trả lời rằng trí nhớ sắc bén của ông rất nổi bật, và điều này hỗ trợ ông trong việc phát triển những hồi ức đáng tin cậy của mình xung quanh người khác.

Trong một trường hợp, khi Grant lo lắng về việc xây dựng mối quan hệ với lớp sinh viên MBA đầu tiên của mình, ông ghi nhớ tên của họ trước. “Điều đó đã thay đổi hoàn toàn động lực tương tác của chúng tôi, khiến các sinh viên bất ngờ và cho phép tôi bắt đầu tìm hiểu về họ,” Grant nói trên podcast.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: