Khi người trẻ bị áp lực về chi phí thực phẩm

(Hình minh họa: Olena Bohovyk/Unsplash)

Thế hệ trẻ người Mỹ đang vất vả vì lạm phát, với 54% người được hỏi nói rằng chi phí thực phẩm tăng cao gây ảnh hưởng nặng nề nhất đến họ.

Đây là một phần của cuộc khảo sát mới nhất của CNBC/Generation Lab, trong cuộc thăm dò ý kiến của 1,033 người trong độ tuổi từ 18 đến 34.

Khi được hỏi chi phí nào ảnh hưởng đến họ nhiều nhất trong lạm phát ngân sách, những người được hỏi chọn thực phẩm với tỷ lệ chênh lệch đáng kể: Thức ăn: 54%; giá thuê nhà: 22%; chi tiêu tùy ý: 10%; chăm sóc sức khỏe: 6%; các chi tiêu tiện ích: 5%.

Lạm phát chung đã hạ nhiệt kể từ “leo lên đỉnh” là 9.1% so với cùng kỳ năm trước vào Tháng Sáu năm 2022, nhưng con số này vẫn tiếp tục tăng với tốc độ 3.5% so với cùng kỳ năm trước, tính đến Tháng Ba, theo dữ liệu gần đây nhất có được từ chỉ số giá tiêu dùng, theo dõi giá hàng hóa và dịch vụ theo thời gian.

Một cuộc khảo sát khác gần đây của Intuit Credit Karma, cho thấy chi phí đi vay cao hơn cũng là một yếu tố khiến những người trẻ tuổi cảm thấy căng thẳng, vì số dư thẻ tín dụng trung bình của Gen Z và Thế Hệ Millennial tăng lần lượt 62% và 50% trong khoảng thời gian từ Tháng Ba năm 2022 đến Tháng Hai năm 2024.

Giá cả đắt đỏ quá, nấu ăn ở nhà thôi! (Hình minh họa: Becca Tapert/Unsplash)

Không gì đáng ngạc nhiên khi chi phí thực phẩm ảnh hưởng nặng nề nhất đến những người trẻ tuổi, tăng 25% trong bốn năm qua, so với 21% của tất cả các mặt hàng được theo dõi bởi chỉ số giá tiêu dùng.

Mặc dù mức tăng trưởng tiền lương đã vượt xa lạm phát kể từ đầu năm 2023, nhưng khó có thể bỏ qua sự gia tăng đáng kể của giá thực phẩm tạp hóa và mua mang về trong bốn năm vừa rồi, đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp. Những người lao động trẻ có xu hướng kiếm được ít tiền, vì vậy các chi phí cần thiết như thực phẩm, có thể chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng ngân sách của họ.

“Cách mọi người cắt giảm chi tiêu cho thực phẩm là đi ăn ngoài ít hơn. Tất nhiên, đó vẫn là một lựa chọn, nhưng với việc hàng tạp hóa có giá cao hơn rất nhiều, mọi người đang cảm thấy rất chật vật,” Carla Adams, nhà lập kế hoạch tài chính ở Michigan cho biết.

Chi phí thực phẩm tăng cũng ảnh hưởng đến các mặt hàng chủ lực giá rẻ, như thức ăn nhanh, giá của những mặt hàng này gần đây đã vượt quá tỷ lệ lạm phát chung. Adams nói: “Ai chẳng phải ăn mỗi ngày, nên bất cứ thứ gì cao cấp hơn tô mì gói một chút, đều là niềm vui nho nhỏ của nhiều người.”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: