Không phải ăn gì, mà ‘ăn làm sao’ để hạnh phúc

(Hình minh họa: Merchán Montes/Unsplash)

Có rất nhiều hướng dẫn về cách ăn tốt nhất cho sức khỏe của bạn, nhưng có khẩu phần ăn cụ thể nào để tăng cường hoặc duy trì hạnh phúc không?

Chuyên gia hàng đầu về hạnh phúc Arthur C. Brooks viết trong một bài báo gần đây cho tờ The Atlantic: “Tất nhiên, câu trả lời mang tính chủ quan và cá nhân hơn nhiều so với việc tìm ra khẩu phần ăn nào là tốt nhất cho mức cholesterol trong máu của mỗi cá nhân.”

Theo Brooks, người cũng là giảng viên của một khóa học tại Harvard University về cách kiểm soát hạnh phúc, việc ăn uống nói chung sẽ kích hoạt các vùng não chịu trách nhiệm về cảm giác vui vẻ. “Nhưng để kích thích toàn bộ hệ thống này vượt qua niềm vui đơn thuần và trở thành nguồn hạnh phúc, chúng ta cần trải nghiệm sự thích thú,” ông giải thích.

Brooks tìm hiểu sâu về nhiều nghiên cứu khác nhau để tổng hợp các yếu tố của cái mà ông gọi là “khẩu phần ăn hạnh phúc tối thượng.” Ông thấy rằng việc trải nghiệm niềm vui khi ăn uống không phải là về những gì mỗi người ăn, mà là về cách họ ăn.

Một trong những động lực thúc đẩy hạnh phúc liên quan đến việc ăn uống mà Brooks cho là tầm quan trọng của việc dùng bữa cùng người khác. Theo nghiên cứu được tiến hành ở Á châu, việc ăn uống theo nhóm và có những trải nghiệm đáng nhớ trong giờ ăn có liên quan đến việc tăng hạnh phúc.

(minh họa: Julius Yls/Unsplash)

Một số yếu tố bổ sung mà Brooks cho biết là yếu tố cho kế hoạch ăn uống hạnh phúc bao gồm:

Ăn nhiều protein và chất béo lành mạnh hơn carbohydrate
Chỉ uống rượu ở mức vừa phải
Ăn ít thực phẩm chế biến, như đồ ngọt tinh chế và đồ ăn vặt
Tránh bị béo phì, “nhưng không đến mức phải thực hiện chương trình giảm cân cấp tốc theo cách bắt chước tình trạng đói kém”
Ăn đúng giờ “thay vì ăn vội hoặc ăn rời rạc cả ngày”

Tuy nhiên, Brooks vẫn luôn trung thành với việc sử dụng giờ ăn để họp mặt người thân.

Thực hành này không phải là hiếm và thực tế đã được Bác Sĩ Frank B. Hu, giáo sư dinh dưỡng và dịch tễ học tại Trường Y Tế Công Cộng Harvard T.H. Chan, khuyến nghị cho CNBC Make It vào đầu năm nay.

“Mối liên hệ giữa thực phẩm và các mối quan hệ xã hội là rất tự nhiên, vì thực phẩm giúp mọi người xích lại gần nhau hơn,” Hu cho biết. “Ăn thực phẩm lành mạnh cùng nhau không chỉ bồi dưỡng cơ thể, mà còn nuôi dưỡng tâm hồn.”

Hu cho biết, việc ưu tiên các bữa ăn như một thời gian để kết nối với người khác cho phép bạn thực hành hai hành vi liên quan đến tuổi thọ, đó là ăn uống lành mạnh và tham gia vào các mối quan hệ xã hội.

Theo Brooks, thực phẩm không phải là mục đích của hạnh phúc, mà là tình yêu.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: