‘Kiếm Tiền Ăn Bánh’ hay con đường tự chủ tài chánh

Andy Huỳnh (bìa trái), và các học viên một lớp trading fund tại Quận Cam, California. (Hình: K.TAB)

K.TAB là một nhóm chuyên trade fund trên Facebook được nhiều người biết tới trên Facebook trong hơn một năm gần đây.

Trade dịch ra tiếng Việt là “giao dịch,” nhưng ít người dùng. Nhiều người thích dùng chữ “chơi”: “Chơi” stock, “chơi” fund,” “chơi” chứng khoán! Chơi gì mà chơi, sơ sẩy mất cả đống tiền!

Có người dịch thành “đánh” stock, “đánh” fund,” y như đang “đánh” bài ở casino, và họ là một “gambler” thứ thiệt! Nếu xem trade là một loại cờ bạc thì cầm chắc thua cháy túi. Không ít người bị rồi, đừng để đến lượt bạn.

Thế nên, theo tôi thì đừng dịch, cứ gọi là trade thôi.

Để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện về K.TAB, và trò trade fund này. Thú vị lắm.

Từ một “kẻ thua cuộc” đứng lên làm lại từ đầu

Như đã nói, K.TAB là một nhóm chuyên trade fund, với số thành viên hiện nay lên tới… hơn 3,300 học viên.

Nhóm được Andy Huỳnh cùng vài người bạn thành lập vào Tháng Sáu năm 2020, chỉ với mục đích đơn giản là “Kiếm Tiền Ăn Bánh” (viết tắt là K.TAB), chứ không phải để làm giàu.

Bước chân đến Mỹ vào năm 2011,  gia đình Andy cũng như bao người khác bắt đầu một cuộc sống mới nơi xứ người với nhiều khó khăn vất vả. Năm 2014, Andy vào học tại Golden West College với ước mơ trở thành kỹ sư cơ khí. Ước mơ này nhanh chóng tan thành mây khói vì các môn học khó quá. Cuối cùng, anh đành chọn ngành business management. Học trầy trật mãi rồi Andy cũng chuyển lên được Cal State Long Beach. Anh vừa học vừa đi làm ở tiệm trà sữa, thế nhưng khi học xong bằng đại học bốn năm,  tốt nghiệp rồi cũng chẳng biết làm gì vì toàn nước Mỹ đang bị lockdown do COVID-19.”

Giờ nghĩ lại hoàn cảnh thê thảm lúc đó, Andy vẫn thấy sợ, nhưng anh lại cho rằng đó là cơ hội mà Chúa mang đến cho anh, để bắt đầu một con đường mới, dù tiếp tục trải qua nhiều thăng trầm.

Andy kể, lúc đó không làm gì được nên nghiên cứu “chơi” option và penny stock (loại stock vài đôla Mỹ một share). “Thời điểm đó tôi không biết gì về thị trường hết, chỉ chơi liều thôi, nên chẳng biết tại sao mình thắng. Từ số vốn $3,000 ban đầu, tôi thắng lên $15,000, rồi lên đến hơn $30,000.”

Sự thành công dễ dàng làm Andy phấn chấn, anh nghĩ rằng mình đã tìm được một con đường “đầy hoa.” Anh cho biết: “Lúc đó do xã hội bị lockdown, bao nhiêu tiền thất nghiệp chính phủ cho, tôi bỏ hết vào stock. Lúc đầu thắng nhiều khiến mình ngày càng tham, trở thành dân cờ bạc lúc nào không hay.”

Nhưng sau nhiều lần gamble vào những cuộc chơi mà không trang bị đầy đủ kiến thức, Andy thua sạch lại số tiền kiếm được trước đó.

Andy chỉ là một trong hàng triệu người “xây lâu đài trên cát” vào thời điểm đó. Những người không có kiến thức, kinh nghiệm về thị trường chứng khoán bị trả giá cho những nhận định sai lầm, ấu trĩ.

Trước cú sốc đó, Andy chán nản lắm, định bỏ cuộc, tìm nghề khác làm cho yên thân. Anh hỏi Kelly (người yêu của anh lúc đó, sau này là vợ) rằng có nên tiếp tục theo nghề trade này không. Cô ấy trả lời chắc nịch: “Nếu anh muốn, phải học hành đàng hoàng trước khi tiếp tục.”

Quyết định nghe lời người yêu trong thời điểm đó là một quyết định sáng suốt nhất của Andy trong cuộc đời.

Nhóm K.TAB gặp gỡ cuối năm tại nhà vợ chồng Andy và Kelly. (Hình: K.TAB)

Từ ‘kiếm tiền ăn bánh’ đến tự chủ tài chính

“Hồi đó, học cách trade option một khóa khoảng từ $1,000 đến $1,500. Vốn ít quá, nên tôi rủ thêm bốn người bạn nữa tập trung lại tự học, sau đó thành lập nhóm Kiếm Tiền Ăn Bánh, mục đích là để anh em và bạn bè có chỗ chơi với nhau,” Andy kể.

Một người có xuất phát điểm không thuận lợi  như Andy lúc đó, chỉ dám nghĩ thế thôi, kiếm được chút tiền ăn bánh là vui rồi, còn tương lai thì… từ từ tính.

“Năm anh em học mỗi ngày. Sau đó tôi liều lấy hết tiền còn lại trong saving ra trade. Sau những nỗ lực học ngày học đêm, cuối cùng tôi cũng lấy lại những gì đã mất,” Andy kể tiếp.

“Trong nhóm K.TAB có một chị tên Theresa và anh Quang, anh chị ấy khuyên tôi nên hướng dẫn lại những kiến thức đã học để giúp người. Nghe theo lời khuyên của anh chị, đến nay KTAB đã mở được hơn 40 khóa học. Ngoài việc học kỹ thuật trade, học viên còn được học và hướng dẫn riêng, để có thể tự mình trade mà không phụ thuộc bất cứ điều gì.”

Bước ngoặt thay đổi

Khoảng đầu năm 2023, Gina – một admin của KTAB (từng là học trò cũ của Andy) được một người bạn giới thiệu về fund, những công ty chuyên cho mượn tiền để trade.

Nhận thấy khi trade option với tiền túi của mình các thành viên hay bị vấn đề về vốn và tâm lý, khi thắng thì chốt non, thua vì tiếc tiền không dám cắt lỗ dẫn đến thua nặng nề, Gina bàn với Andy đưa fund tới các thành viên, vì ở trade fund có nhiều lợi ích. Lợi ích lớn nhất là vốn ít ($300-$500), từ số vốn đó có thể mang về $6,000-$10,000, và nếu có thua, chỉ cũng thua $300-$500.

Cô Gina, quản trị viên K.TAB, người tận tình hướng dẫn và giúp đỡ thành viên khi có yêu cầu. (Hình: K.TAB)

Thêm nữa, thao tác trade fund rất đơn giản, không khó như ở option, nên những người không hiểu biết nhiều về máy tính vẫn vào lệnh dễ dàng. Thêm nữa, thời gian trade lại nhiều, thị trường để trade fund mở cửa 23 tiếng một ngày nên ai cũng có thể tìm được cho mình một khoảng thời gian thích hợp để trade.

Sau khi chuyển qua trade fund, số học viên lãnh lương ngày càng tăng. Theo Gina thống kê, tổng số tiền thành viên K.TAB lãnh lương cho đến thời điểm này là hơn $800,000.

Gina cho biết: “Hiện nay trong K.TAB có nhiều thành viên lãnh lương đều đặn, biến việc trade trước đây được xem là phụ (part time) trở thành nguồn thu nhập chính mà chỉ mất chừng 2, 3 giờ làm việc mỗi ngày. Chúng tôi thu tiền học phí chỉ $500, một số tiền học phí mà ai cũng có thể có khả năng trả. Học viên chỉ đóng một lần duy nhất cho lớp fund  và các khóa học mới hàng tháng các anh chị học viên có thể học lại để củng cố thêm kiến thức và cập nhập các phương pháp trade mới. Ngoài ra, mỗi buổi sáng chúng tôi đều live trade chung với học viên từ 1-2 tiếng đồng hồ, chúng tôi không thu thêm lệ phí hàng tháng cho việc này vì coi đó là những buổi thảo luận chung để luyện tập cho học viên để nâng cao trình độ và kiến thức.”

Những bài học giá trị từ K.TAB

Gina phỏng vấn một số học viên, chỉ trong tháng đầu tiên sau khi học đã lãnh lương từ công ty fund, cũng có những người học viên lãnh lương sau 2-3 năm chơi option giờ đổi qua trade fund mà chưa bao giờ rút tiền về.

Sau các cuộc phỏng vấn này, Gina rút ra đa số traders đều mắc phải các lỗi rất quan trọng như overtrade, avg down, move stop loss, mặc dù trong lớp Andy đã nhiều lần nhắc nhở.

Cuộc trò chuyện giữa cô Gina và cô Haelyn Nguyen, người sau bao lần thất bại đã được lãnh lương. (Hình: K.TAB)

Gina cho biết, trading là một cuộc chơi trí tuệ, việc học chỉ chiếm khoảng 30% sự thành công, 70% còn lại là tâm lý. Để có được thành công, điều quan trọng là phải biết chiến thắng bản thân mình để đưa mình vào khuôn phép, vì điều kiện đầu tiên của một trader thành công là một trader  có tính kỷ luật cao, chứ không phải là một trader chỉ dựa vào sự may mắn.

Andy cũng chia sẻ: “Khi bạn lao vào trade như một con thiêu thân, như một một con bạc, bạn có thể thắng rất nhiều, nhưng một ngày nào đó bạn sẽ mất hết.

Sau tất cả, trading là trò chơi của tâm lý, bạn không cần phải thắng market, hay thắng ai. Bạn chỉ cần thắng bản thân mình mỗi ngày là được. Khi bạn trade thắng (đủ tiền) hãy đứng dậy, nếu thua đúng stoploss quy định, bạn cũng đứng dậy. Hãy tạo cho mình một điểm dừng, vì ai cũng sẽ có một ngày làm việc không suôn sẻ. Chín ngày trước bạn đã làm rất tốt, chỉ có ngày thứ mười thất bại, thế thì tại sao bạn lại phá banh mọi thứ mình đã gây dựng trong chín ngày qua, để rồi lại bắt đầu từ con số 0?”

Biết đủ là thành công!

Như thế, bài học lớn ở đây là chiến thắng bản thân, chứ không phải làm thỏa mãn cơn thịnh nộ nhất thời của một con bạc khát nước trong con người bạn. Chiến thắng sẽ đến với tất cả những người biết dừng lại đúng lúc, dù thắng hay thua.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: