Kinh nghiệm đi phỏng vấn xin việc

(Hình minh họa: The Jopwell Collection/Unsplash)

Dù qua điện thoại hay trực tiếp, một cuộc phỏng vấn xin việc thường gây cảm giác lo lắng và hồi hộp. Nhưng nếu biết được vài kinh nghiệm, bạn sẽ tự tin hơn.

Bạn tạo cho mình một với vẻ ngoài chuyên nghiệp, phát biểu một cách mạnh dạn và đưa ra lý do tại sao mình là ứng cử viên phù hợp cho vị trí này cả về lý lịch lẫn tính cách của bản thân. Nhà tư vấn nhân sự Stefanie Fackrell, người từng làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng tại các công ty như Google và Nvidia, cũng đồng ý rằng đi xin việc thật là căng thẳng.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là hãy bước vào phòng phỏng vấn hoặc Zoom một cách thoải mái và tự tin.

Đây là những gì Fackrell gợi ý để giúp mọi người giữ bình tĩnh và tự tin khi đi xin việc:

Để bắt đầu, hãy để bản thân thực hiện quá trình phỏng vấn chậm lại một chút. Hãy dành cho mình một giây để hiểu người phỏng vấn muốn biết điều gì. Đôi khi, khi một ứng viên được hỏi một câu, rồi họ lo lắng đến mức vội vã trả lời ngay lập tức và sau đó… bí rị, vì không biết mình được hỏi gì.

Điều đó có nghĩa là bạn có nguy cơ không cung cấp cho người phỏng vấn thông tin họ yêu cầu, buộc họ phải lặp lại câu hỏi. Hãy lắng nghe cẩn thận những gì nhà tuyển dụng tiềm năng của bạn đang nói. Hãy hít thở. Đừng vội vã. Bạn thậm chí có thể lặp lại câu hỏi với họ để bảo đảm rằng bạn hiểu mình đang được hỏi về vấn đề gì.

Một mẹo khác mà Fackrell khuyên mọi người nên làm ngay cả trước khi cuộc phỏng vấn bắt đầu: Nghe nhạc. Cụ thể là nghe những bản nhạc giúp tinh thần của bạn phấn chấn. Việc này nên làm khi bạn đang trên đường đến cuộc phỏng vấn, nếu gặp trực tiếp, hoặc khi bạn đang ở nhà chuẩn bị chờ cho người tuyển dụng gọi điện. Fackrell chia sẻ: “Tôi tự mình hát một bài hát đầy sức mạnh trước cuộc phỏng vấn.”

(Hình minh họa: Unsplash)

Bài hát yêu thích của cô ấy là “Bombs Over Baghdad” của Outkast. Điều quan trọng là chọn bài nào đó giúp bạn có tâm trạng vui vẻ. Người phỏng vấn đang ủng hộ bạn. Họ muốn bạn thành công – đó là lý do tại sao họ mời bạn tham gia ngay từ đầu. Khi bạn ở đó, “chúng tôi chỉ muốn bạn nỗ lực hết mình về phía trước,” Fackrell nói, “để tỏa sáng và tự tin.”

Đừng đợi cuộc phỏng vấn xin việc kết thúc mới bắt đầu hỏi

Khi bạn đang trong quá trình phỏng vấn xin việc, có rất nhiều loại câu hỏi mà bạn nên hỏi. Hãy thắc mắc ngay, đừng đợi đến phút cuối.

“Văn hóa làm việc của công ty là gì?” sẽ cho bạn biết mức độ thích ứng của công ty với sự thay đổi và cách công ty đầu tư vào lực lượng lao động của mình.

“Mức tăng trưởng dự kiến của đội này là bao nhiêu?” cho bạn cảm giác về khối lượng công việc của bạn trong công việc.

“Vấn đề quan trọng nhất mà tôi có khả năng giải quyết trong 30 ngày đầu tiên là gì?” sẽ cho thấy bạn đang chủ động về thành công của mình trong vai trò này.

Thông thường người phỏng vấn sẽ để lại 10 hoặc 15 phút cuối cùng của cuộc phỏng vấn để hỏi những câu hỏi đó, nhưng đôi khi bạn sẽ hết thời gian. Thay vì đợi đến phút cuối, chuyên gia nghề nghiệp Jasmine Escalera của My Perfect Resume, cho biết: “Hãy đặt câu hỏi trong quá trình phỏng vấn.”

Hãy hỏi, ‘anh/chị mô tả những gì mà tôi cần làm thêm một chút được không?’ Trong cuộc phỏng vấn, hãy tìm những khoảnh khắc mà bạn có thể dựa trên cuộc thảo luận của nhà tuyển dụng tiềm năng để giải đáp các câu hỏi của mình.

Escalera đưa ra một ví dụ: nếu họ hỏi bạn một câu hỏi về một dự án cụ thể mà bạn đã thực hiện phù hợp với thách thức mà họ đang gặp phải, thì đây là cơ hội nói của bạn, nhờ họ mô tả thách thức đó thêm một chút để bạn hiểu thêm. Điều đó cho biết nhiệm vụ hàng ngày của bạn sẽ là những gì.

Bạn cũng có thể yêu cầu các ví dụ về con đường sự nghiệp mà các nhân viên trước đây ở vị trí này đã thực hiện trong công ty, những gì công ty cung cấp về mặt phát triển nghề nghiệp nói chung và những gì có sẵn ở vị trí đó, một cách cụ thể.

Chủ yếu là hãy lắng nghe những dấu hiệu trong cuộc trò chuyện để bạn có cơ hội đặt câu hỏi một cách tự nhiên và đạt được những ưu tiên của mình trong cuộc phỏng vấn, bao gồm cả việc đánh giá mức độ quan tâm của bạn đối với công việc.

Hãy nhớ rằng, bạn không nên để người phỏng vấn cảm thấy như bạn đang làm hỏng chương trình làm việc của họ. Bạn cần được tôn trọng và cho họ cơ hội lãnh đạo, nhưng cũng muốn bảo đảm rằng mình đang đặt những câu hỏi cần thiết để “đánh giá vai trò một cách đúng đắn,” theo Escalera. Hãy cân nhắc trước những gì bạn muốn tìm hiểu, chăm chú lắng nghe khi họ điều hướng và xem khi nào bạn có thể đưa ra câu hỏi về những gì mình muốn biết.

Thay vì một cuộc phỏng vấn, hãy coi đây như một cuộc trò chuyện.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: