Làm gì khi bị ‘tụt mood’?

Học cách quản lý cảm xúc tốt sẽ khiến cuộc sống của bạn hạnh phúc hơn rất nhiều. (Hình minh họa: Unsplash)

Bạn có nhớ lần đầu tiên mình bắt đầu hẹn hò với một ai đó, nhận được lời mời làm việc hoặc chuyển đến nơi ở mới và bạn cảm thấy mình đang trên đỉnh thế giới không?

Cảm giác đó quả là hứng thú và là động lực thúc đẩy nhiều người liên tục theo đuổi “cú hit tiếp theo” bằng thành tích, mua sắm đồ đạc hoặc các mối quan hệ mới.

Mặc dù những thay đổi thú vị này thường góp phần tạo nên niềm hạnh phúc bùng nổ trong thời gian ngắn, nhưng dường như sẽ bị mất đi sức hấp dẫn, sau một thời gian. Điều này là do bộ não của con người được lập trình sẵn để thích nghi với bất kỳ thay đổi nào trong cuộc sống xảy ra, với nghiên cứu chứng minh rằng mức độ hạnh phúc thường quay trở lại mức cơ bản sau một thời gian, kể từ khi thay đổi xảy ra.

Nhiều người có xu hướng coi mọi thứ trong cuộc sống là điều hiển nhiên, cũng không ít người thấy cuộc sống toàn những chuyện buồn, chán nản, bị “tụt mood” thường xuyên, không có hứng thú làm việc. Tất cả đều tác động bất lợi đến tâm trạng và các mối quan hệ của mỗi người.

Có những cách giúp bạn hồi tưởng quá khứ tươi đẹp, tận hưởng những cảm giác phấn khích và hạnh phúc của… hồi đó, hoặc tìm cách lấy lại sự bình tâm và an hưởng cuộc sống hiện mà bạn có thể tham khảo để thực hành ngay:

1.Tận hưởng khoảnh khắc và thực hành chánh niệm

Hãy nghĩ lại những khoảng thời gian bạn hạnh phúc nhất trong cuộc đời và nhận ra rằng bạn thường có mặt trọn vẹn trong những khoảnh khắc đó. Khi có mặt trọn vẹn, bạn có thể tận hưởng khoảnh khắc này và trải nghiệm lòng biết ơn mà không coi đó là điều hiển nhiên. Lần tới khi bạn đang trải qua một khoảnh khắc thú vị, hãy tận hưởng bằng tất cả các giác quan của mình.

2.Thực hành lòng biết ơn

Thực hành lòng biết ơn thường xuyên giúp chống lại xu hướng coi mọi thứ là điều hiển nhiên. Nghiên cứu chứng minh rằng thói quen này làm tăng hạnh phúc của bạn. Có nhiều cách để thực hành lòng biết ơn. Một số cách đơn giản để bắt đầu thực hành là sử dụng nhật ký biết ơn để viết ra những điều bạn biết ơn vài lần mỗi tuần vào một tờ giấy nhớ và dán lên tủ quần áo, tủ lạnh… bất kỳ đâu bạn hay nhìn thấy trong vòng 30 ngày, sau đó đọc lại những lời cảm ơn này khi nào bạn cảm thấy căng thẳng hoặc có chút khó khăn. Không nhất thiết phải chờ đến ngày Lễ Tạ Ơn, thì mới nhớ đến những ai, những gì cuộc sống này ban tặng cho bạn.

3.Thừa nhận những thay đổi tích cực xảy ra theo thời gian trong cuộc sống

Nhiều người thường phấn đấu để đạt được thành tựu tiếp theo mà không nhận ra rằng mình đã đạt được nhiều hơn những gì mình đã nhận ra và trong quá trình đó, mọi người coi cuộc sống hiện tại là điều hiển nhiên.

Dành thời gian để suy ngẫm một cách có chủ ý về những tiến bộ bạn đã đạt được sẽ làm giảm xu hướng coi mọi thứ là điều hiển nhiên và cải thiện tâm trạng của bạn. Hãy nghĩ lại khoảng thời gian bạn đang gặp khó khăn trong cuộc sống và viết một lá thư kể về con người trước đây của bạn về cuộc sống hiện tại. Hãy suy ngẫm những câu hỏi sau: “Mọi việc trong cuộc sống của tôi bây giờ khác biệt như thế nào? Tôi đã thay đổi hoặc tiến bộ ra sao kể từ thời điểm đó? Hồi trẻ, tôi từng ngạc nhiên và tự hào gì về mình?”

4.Suy ngẫm về những điều bạn cho là hiển nhiên, từ một góc nhìn khác

Viết danh sách những trải nghiệm hoặc mối quan hệ trong cuộc sống mà bạn tin rằng mình đang coi đó là điều hiển nhiên. Hãy nghĩ đến ai đó, không có được những “điều bình thường” như bạn, chẳng hạn, một người quen đang chống chọi với bệnh ung thư; gia đình một người bạn đang trong quá trình ly dị vì không còn hạnh phúc,…

Bạn cũng có thể suy ngẫm về điều sẽ xảy ra nếu một mối quan hệ hoặc trải nghiệm cụ thể không còn trong cuộc sống của bạn nữa và điều đó sẽ tác động đến bạn như thế nào. Chỉ khi đó mới mang lại góc nhìn mới mẻ và nâng cao sự trân trọng của bản thân đối với các mối quan hệ cũng như trải nghiệm hiện tại của bạn.

5.Lên kế hoạch cho những trải nghiệm mới lạ và các hoạt động thú vị đáng mong đợi

Đưa những điều mới lạ bước chân vào cuộc sống của bạn giúp giảm xu hướng coi mọi thứ là điều hiển nhiên. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy rằng việc mong chờ hoạt động đó có thể mang lại nhiều hạnh phúc hơn là khi hoạt động đó xảy ra.

Hãy nghĩ về những hoạt động, sở thích hoặc bài tập nào từng mang lại cho bạn niềm vui và hứng thú mà đã lâu rồi bạn chưa thực hiện. Nếu bạn không chắc nên bắt đầu từ đâu, hãy cân nhắc tham gia một lớp học vui nhộn nơi bạn thử một hoạt động mới hoặc thử nghĩ về những hoạt động mang lại cho bạn niềm vui (bất kể kết quả ra sao) khi bạn còn trẻ.

(theo Medium)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: