Nếu có những lúc bạn thấy ôi sao mình cứ buồn bã suốt ngày, chẳng hứng thú làm gì cả, và nếu bạn cảm thấy như khó có thể nào thoát khỏi tình huống này, thì dưới đây là một số kỹ thuật rất hiệu quả để thoát khỏi vòng lặp vô tận của căn bệnh tinh thần đó và những tình huống vui, buồn mà nhiều người thậm chí không nhận thức được.
Đừng chống lại những suy nghĩ tiêu cực, hãy chấp nhận chúng. Bạn càng cố gắng đấu tranh để loại bỏ những suy nghĩ và giả định tiêu cực, thì tinh thần càng tệ hơn. Cũng giống như việc bạn nói với một đứa trẻ “đừng ăn linh tinh”, hoặc “đừng chạy nhảy lung tung” thì các bé càng ăn, càng chạy nhảy, vì những lời nói này giống như thách thức, khiến người nghe càng muốn làm hơn. Cũng như những suy nghĩ tiêu cực, bạn cần chấp nhận, đừng để tâm nhiều, thì những suy nghĩ này sẽ dần tan biến. Nhớ nhé, đừng để những suy nghĩ tiêu cực làm chủ con người bạn.
Thay vào đó, bạn thử tìm hiểu lý do mà những suy nghĩ tiêu cực thường xuyên xuất hiện trong đầu bạn. Bạn nên biết nhận ra khi nào thì mình đang có những suy nghĩ tiêu cực, để cố gắng đặt câu hỏi về nguồn gốc của những suy nghĩ đang làm phiền bạn, và nếu chúng không có lý do chính đáng để tồn tại, thì hãy quên đi, vì đó chỉ là những việc nhảm nhí mà thôi.
Cũng đừng nên quá cố gắng đè nén, vì làm như vậy chỉ khiến bạn mệt mỏi thêm. Chỉ cần đặt cho mình những câu hỏi phù hợp cho mình. Bằng cách đọc qua cuốn sách mang tên “Awaken the Giant Within” (Đánh thức gã khổng lồ bên trong bạn), bạn sẽ biết được những câu hỏi phù hợp nào mà mình cần nên đặt ra, đồng thời cũng biết được những câu trả lời cho chúng.
Đây là một số ví dụ về những câu hỏi mà bạn nên đặt ra khi cảm thấy những suy nghĩ tiêu cực đang lẩn quẩn trong đầu mình:
Điều này có đúng với thực tế không?
Bản chất việc này là gì?
Mình có thực sự cần quan tâm đến điều này không?
Mình có thể làm gì để nhìn ra mặt tốt trong này huống này?
Đừng quá khó khăn với chính mình. Có nhiều lúc chúng ta hoàn toàn không nhận ra rằng mình đang gây ra rất nhiều áp lực cho bản thân, liên tục phán xét, gây khó khăn cho bản thân. Tại sao lại mong đợi những người khác đối xử tốt với bạn trong khi bạn đang không tôn trọng chính mình?
Bạn có bao giờ nhận thấy rằng khi tâm trạng mình đang căng thẳng hoặc bạn đang đối mặt với điều gì đó khó khăn, tự dưng bạn lại trở nên thích ăn vặt nhiều hơn, uống rượu bia, nhậu nhẹt nhiều hơn? Đây thật sự chỉ là cách ứng phó cảm tính cấp thời và không giúp bạn giải quyết gốc rễ vấn đề. Đừng làm giảm căng thẳng bằng niềm vui giả tạo tức thời. Bộ não của chúng ta cũng cần được thư giãn sau những lúc mà bạn căng thẳng, hoạt động nhiều, cũng như các bộ phận khác trên cơ thể. Trong khi đó, những hoạt động mà bạn làm trong khi căng thẳng, chán nản như nạp bia rượu, xem phim kinh dị chẳng hạn, thì cơ thể của bạn sẽ tiết ra nồng độ dopamine cao, chất này sẽ khiến tinh thần chúng ta càng giảm đi sự hưng phấn tích cực và những cảm xúc có lợi.
Tuy vậy, những hoạt động mà bạn thường làm để giải trí không phải là hoàn toàn xấu, chỉ cần bạn biết tiết chế, tránh lạm dụng chúng.
Sức mạnh của âm nhạc. Âm nhạc có sức mạnh giúp cho tinh thần, trí óc và cảm xúc của chúng ta thay đổi theo dựa theo tiết tấu và âm điệu của bản nhạc mà chúng ta đang nghe. Hãy nghe ít nhất ba bản nhạc có tiết tấu và lời lẽ vui tươi mà bạn yêu thích mỗi ngày để giữ cho tinh thần luôn lạc quan và suy nghĩ luôn tích cực.
Giúp đỡ người khác. Khoa học đã chứng minh rằng khi chúng ta giúp đỡ ai đó, chúng ta sẽ cảm thấy vui lây. Mỗi người trong chúng ta đều có thể trở thành người hùng, chỉ cần hỏi khi ai đó gặp khó khăn: Tôi có thể giúp gì cho bạn? Bạn sẽ không ngờ rằng điều này có tác dụng tích cực cho bản thân bạn như thế nào đâu. Nó khiến bạn cảm thấy có ích, và hạnh phúc, khi giúp được người khác. Nó giúp bạn khiêm nhường hơn và nhận ra mình đang sung sướng hơn rất nhiều người khác. Đó chính là hoạt động chữa lành tâm hồn mà bạn nên thực hiện.
(theo Medium)