Lên lịch cho một ‘ngày lười biếng’ giúp bạn làm việc hiệu quả

Một ngày… làm biếng. (Hình minh họa: Planet One Images/Universal Images Group via Getty Images)

“Phong trào” làm nghề tay trái khuyến khích mọi người làm việc liên tục và hầu như không nghỉ ngơi, nhưng những trường hợp kiệt sức là bằng chứng cho thấy việc không dành chỗ cho những khoảng dừng khiến bạn làm việc kém hiệu quả hơn. Một thiền sư gợi ý đôi khi sự lười biếng là một đòn bẩy giúp tăng năng suất.

Trong một tập gần đây của chương trình “Ten Percent Happier with Dan Harris,” Harris nói chuyện với Thầy Pháp Hữu – một thiền sư Phật giáo – người đã đưa ra lập luận về việc sự lười biếng có thể giúp bạn làm việc hiệu quả như thế nào.

“Đôi khi việc không làm gì lại cho chúng ta cơ hội để suy ngẫm,” thầy Pháp Hữu nói. “Chỉ cần nhìn kỹ và tự hỏi bản thân, ‘Tôi có hạnh phúc không? Việc tôi đang làm có mang lại cho bản thân lợi ích gì không? Có phải nó mang lại cho tôi niềm vui mà tôi cần để mang lại niềm vui cho người khác không?’”

Thầy Pháp Hữu dành một “ngày lười biếng” mỗi tuần một lần, không lên lịch cho bất cứ việc gì và để ngày đó diễn ra theo tự nhiên.

Ông lưu ý rằng những khoảnh khắc chánh niệm cũng mang lại sự tò mò và cơ hội để suy nghĩ khác biệt về những gì bạn mong muốn trong cuộc sống.

Cũng cần có ngày chẳng làm gì, chỉ ngồi… tắm nắng. Hình chụp trong công viên Myslecinek ở Bydgoszcz, Ba Lan. (Minh họa: Jaap Arriens/NurPhoto qua Getty Images)

Thầy gợi ý rằng bất kỳ ai đang cân nhắc việc thêm những ngày lười biếng vào lịch trình hàng tuần của mình, hãy bắt đầu với khoảng thời gian 30 phút mà trước tiên bạn cho phép bản thân có mặt hoàn toàn trong thời điểm hiện tại. Khi bạn đang làm điều này, hãy lưu ý đến những trường hợp mà bạn cảm thấy được yêu cầu bật podcast hoặc xem phim thay vì đắm chìm trong khoảnh khắc đó, và cố gắng chống lại sự thôi thúc đó.

“Trong cái không làm cũng có cái làm. Cho nên, khi không hoạt động, có một điều khác đang diễn ra đó là cho phép bản thân cảm nhận và nhìn thấy những gì cần được cảm nhận và nhìn thấy,” Thầy Pháp Hữu nói.

Nếu không dành thời gian cho những khoảnh khắc tĩnh lặng để ngồi và suy nghĩ, bạn sẽ không thể xác định được điều mình cần để cảm thấy thỏa mãn hơn hoặc thậm chí kiểm tra xem liệu mình có hài lòng khi bắt đầu hay không.

Thầy cho biết: “Nếu tiếp tục theo đuổi sự trọn vẹn, nhưng không nhận ra rằng sự trọn vẹn đang hiện hữu và trao tặng sự trọn vẹn cho nhau chỉ bằng cách ở bên nhau, thì chúng ta sẽ không bao giờ ngừng mong muốn. Bằng cách tồn tại, mỗi người cho phép bản thân không tiếp tục bám theo thứ gì đó, mà chỉ cần hiện diện và cảm nhận sự kỳ diệu của cuộc sống ngay tại đây và bây giờ.”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: