Lỗi phổ biến trong việc quản lý chung tiền nong

(Hình minh họa: Pixabay)
Mindfulness
Mindfulness
7 câu nói hay của Aristotle về cuộc sống và đạo đức nghề nghiệp
Loading
/

Một triệu phú tự thân nhận thấy các sai lầm phổ biến mà những cặp vợ chồng mắc phải khi quản lý tiền nong.

Từ việc giải quyết khoản nợ hơn $600,000 đến chống bội chi, triệu phú tự thân Ramit Sethi giúp các cặp vợ chồng vượt qua nhiều thách thức tài chính trên podcast của mình, có tên “I Will Teach You to be Rich” (Tôi Sẽ Dạy Bạn Làm Giàu).

Sethi – một triệu phú tự thân – nói với CNBC Make It: “Bình thường thì một người sẽ đảm nhận vai trò ‘người kiếm tiền,’ nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu người đó gặp tai nạn? Thật nguy hiểm khi chỉ có một người nắm giữ tất cả những thông tin về tài chính.”

Nếu một người chịu trách nhiệm đưa ra tất cả các lựa chọn về tiền bạc, thì người kia cũng sẽ cảm thấy mất quyền lực trong mối quan hệ đó.

Trên thực tế, theo một nghiên cứu năm 2024 của Fidelity Investments, khoảng 25% người vợ/chồng không hài lòng khi không được tham gia vào các quyết định tài chính.

Đây là lời khuyên của Sethi về cách các cặp vợ chồng có thể cùng nhau thành công trong việc quản lý tiền bạc:

“Nếu bạn là ‘người giữ tiền’ trong mối quan hệ của mình, bạn cần thay đổi,” Sethi cho biết. “‘Người giữ tiền’ phải chịu trách nhiệm điều chỉnh lại mối quan hệ một cách từ tốn. Cách đơn giản nhất để bắt đầu chia sẻ trách nhiệm tài chính là chọn một số khoản chi tiêu để mỗi người quản lý.”

(Hình minh họa: Kelly Sikkema/Unsplash)

Một người có thể chắc chắn rằng tiền chợ búa, mua sắm lặt vặt,… không vượt quá một con số nhất định, trong khi người kia chịu trách nhiệm thanh toán các hóa đơn bảo hiểm, tiền thuê nhà,…

Sethi nói: “Điều quan trọng là có một ranh giới trách nhiệm và ranh giới quyền sở hữu rõ ràng. Mỗi người vợ hoặc chồng cần phải phản ứng tích cực với quyền sở hữu và muốn đóng một vai trò nào đó trong vấn đề tài chính.”

Ngoài ra, nếu bạn là người giữ tiền, đừng lạm dụng các thuật ngữ tài chính như “lãi kép” hoặc “tài khoản được ưu đãi về thuế” mà vợ/chồng của bạn không hiểu rõ. “Thường thì vợ hoặc chồng không thật sự biết những điều đó có ý nghĩa gì. Bạn phải hiểu tình cảnh của mỗi người,” Sethi chia sẻ.

Việc xem lại các hóa đơn trong nhà không hề thoải mái, lãng mạn chút nào. Tuy nhiên, điều quan trọng là các cặp vợ chồng phải nói chuyện cởi mở về tiền bạc để chắc chắn rằng các mục tiêu tài chính của họ phù hợp với nhau. Khi nói chuyện về vấn đế này, điều quan trọng là không nên đổ lỗi cho nhau, rằng sao xài việc này nhiều thế! Sao chi phí cho chuyện nọ hoang thế!

Vì tiền bạc là vấn đề nhạy cảm dễ gây xích mích, nên nếu bạn trách người kia “chi tiêu quá nhiều tại Target và nợ thẻ tín dụng quá nhiều,” sẽ chẳng giúp gì cho bản thân bạn.

Thay vì chỉ trích, cả hai nên cùng nhau bàn luận cách để giải quyết khoản nợ thẻ tín dụng, cùng nhau nói về tiền bạc trong suốt quãng đời còn lại của mình, sẽ khiến chủ đề này trở nên vui vẻ.

Theo Sethi: “Khi nói về tiền bạc trong một mối quan hệ, chúng ta đều ngầm giả định rằng đang có vấn đề xảy ra, nhưng thường thì đó là cơ hội để tạo dựng một cuộc sống giàu có và thảo luận xem cuộc sống sắp tới sẽ như thế nào.”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Album tử tế
Vào Tháng Ba năm ngoái, tại công ty cũ, tôi có một ngày làm việc đặc biệt khó khăn, là khi các dự án đều cận hạn chót phải nộp.…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: