Giao tiếp là chìa khóa để biến một mối quan hệ lãng mạn thành hiện thực, vì nếu việc giao tiếp không đạt được hiệu quả, hiểu lầm, giận dỗi hay khó chịu, tất cả những điều này đều tạo ra sự không vui trong mối quan hệ của cả hai. Đây rõ ràng là một điều không tốt.
Bằng cách nỗ lực hơn trong giao tiếp, những người yêu nhau sẽ giải quyết vấn đề tốt hơn và tránh khỏi những cuộc tranh cãi nhỏ nhặt, đồng thời cùng nhau giải quyết mọi vấn đề, nhu cầu trong một mối quan hệ và thói quen của nhau khi xử lý một số tình huống nhất định.
Nếu bạn và người yêu đang gặp khó khăn trong việc thấu hiểu lòng nhau, hy vọng bài viết này sẽ giúp cả hai cải thiện kỹ năng giao tiếp để siết chặt các bạn lại gần nhau hơn. Theo CNBC.
Các nhà tâm lý học hôn nhân, luật sư và nhà trị liệu đều nói rằng không ít những mối quan hệ tình cảm đang gặp khó khăn đều có một điểm chung: giao tiếp kém.
Trong một tập gần đây của podcast “Ten Percent Happier” (Thêm mười phần trăm hạnh phúc) người dẫn chương trình – Dan Harris phỏng vấn Charles Duhigg, nhà báo và là tác giả của cuốn sách mới được xuất bản – “Supercommunicators: How to Unlock the Secret Language of Connection” về lý do tại sao nhiều người lại khó hiểu nhau trong khi trò chuyện đến vậy.
Duhigg nói với Harris rằng trong khi nói chuyện với một ai đó, mọi người nên quan tâm đến những điều dưới đây:
Hãy chú ý đến ý người khác đang muốn thể hiện. Cố gắng hiểu ý của người đó hoặc hỏi xem bạn có hiểu đúng ý họ không.
Theo Duhigg, lý do khiến bạn và người ấy không làm được điều này là vì một trong hai không hiểu được điều mà người kia thực sự đang cố gắng truyền đạt. Cùng một cuộc trò chuyện nhưng mỗi người một chủ đề.
Hơn nữa, vì họ không cùng quan điểm với nhau, nên những phản hồi được đưa ra chẳng có liên quan gì và trong tình huống tệ nhất là gây khó chịu cho cả hai.
Sự khác biệt giữa một cuộc trò chuyện thực tế, tình cảm và xã hội. Duhigg cho biết rằng mục tiêu của việc giao tiếp là truyền đạt một ý tưởng đến với người khác để giúp họ cũng hiểu và cảm nhận quan điểm đó.
Đây là điều duy nhất mà cả hai có thể làm nếu đang nói về cùng một chủ đề. Có ba loại cuộc hội thoại thường gặp:
Thực tế: Đây là những cuộc trò chuyện nhằm để đưa ra một quyết định, Duhigg nói.
Cảm xúc: Mục tiêu chính của loại hội thoại này là nhằm để chia sẻ cảm xúc, giúp người khác hiểu và cảm nhận tâm trạng của người nói.
Xã hội: Đây là những cuộc nói chuyện liên quan đến cách mọi người liên hệ với nhau và với xã hội, như việc tán gẫu với bạn bè.
Hơn nữa, một điều mà các cặp đôi thường gặp rắc rối là họ không hiểu nhau mặc dù đang nói cùng một chủ đề.
Ví dụ như: “Anh này, em nghĩ anh đã quên ngày chúng mình quen nhau rồi.” Người yêu của cô gái này có thể nghĩ là người đó phải mời cô ấy đi ăn tối ngay hôm đó, nhưng thực sự thì cô ấy đang ám chỉ sự thiếu quan tâm của anh ta đối với mối quan hệ của họ.
Sự hiểu lầm này là nguyên nhân gây ra những xích mích hoặc khiến một người không cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu.
Để tránh những vấn đề này xảy ra, Duhigg khuyên các bạn nên thể hiện sự chú ý đến những gì mà người còn lại đang nói. Ví dụ như từ “bực mình” đôi khi thể hiện tính cảm xúc hơn là một vấn đề thực tế.
Việc rèn luyện bản thân để nắm bắt những chi tiết nhỏ, như nói trên, trong các cuộc trò chuyện cho phép mọi người kết nối với nhau hơn.