Truyền thống chăm sóc cha mẹ già ăn sâu vào văn hóa Á châu, nhưng thế hệ thứ hai của người Mỹ gốc Á và những người dân đảo Thái Bình Dương (AAPI) phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc chăm sóc cha mẹ của mình. Họ đều là những người nhập cư, thiếu sự hỗ trợ tài chính và đơn giản là không có nhiều thời gian.
Dân số người Mỹ gốc Á từ 65 tuổi trở lên là 2,492,874 vào năm 2019, và dự kiến sẽ tăng lên 7.9 triệu vào năm 2060. Số liệu từ báo cáo năm 2020, Cơ Quan Quản Lý Cộng Đồng (Administration for Community Living – ACL) – cơ quan thuộc Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh Liên Bang (Department of Health and Human Services – DHHS).
Những người AAPI lớn tuổi chủ yếu sống ở ba tiểu bang: California, Texas và New York. Hơn 9% người cao niên AAPI sống trong tình trạng nghèo đói, với thu nhập trung bình hàng năm là $30,788 và chỉ $19,561 đối với người lớn tuổi gốc Á. Khoảng 25% người cao tuổi người Mỹ gốc Á sống cùng con cái đã trưởng thành.
Trung Tâm Quốc Gia về Người Cao Tuổi Châu Á Thái Bình Dương (National Asian Pacific Center on Aging-NAPCA) là một trong năm tổ chức liên quan đến người cao niên Châu Á.
Dự án Chăm sóc và Thay đổi tư duy của Người Mỹ-AAJC được tài trợ bởi Quỹ Robert Wood Johnson. NAPCA đã tạo bốn video về các gia đình thảo luận về nhiều thử thách trong việc chăm sóc cha mẹ lớn tuổi. Các nhà làm phim đã ghi lại nhiều cảnh hết sức cảm động.
Một bộ phim kể về hai cô con gái người Mỹ gốc Ấn đang chăm sóc cho gia đình mình. Người mẹ, trước đây là bác sĩ, giờ chỉ có thể giao tiếp bằng cách chớp mắt vì căn bệnh đang ngày càng tệ.
Một bộ phim khác nói về người đàn ông Mỹ gốc Philippines đang cố gắng cân bằng những thách thức của công việc toàn thời gian và là người chăm sóc duy nhất cho người mẹ 91 tuổi của mình. Trong một khoảnh khắc ngọt ngào, cả hai trò chuyện về ngày xưa khi cùng nhau làm món trứng cuộn.
Một phụ nữ trẻ gốc Hoa ở Hawaii sống với người mẹ già mắc nhiều bệnh tật. Họ buộc phải nói về những kỳ vọng sau cuối khi một thành viên thân thiết trong gia đình đang trong căn bệnh khó chữa, gần đất xa trời.
Và trong một bộ phim khác, một phụ nữ người Mỹ gốc Thái có cha mẹ già vẫn làm việc tại nhà hàng, bất chấp những thách thức về sức khỏe, nói: “Tôi cảm thấy như mình là cha mẹ, chăm sóc cho hai người già chẳng khác nào hai đứa trẻ rất bướng bỉnh.”
Lòng kiên nhẫn và tình yêu thương
“Mỗi câu chuyện đều khác nhau, những kỳ vọng cũng khác nhau,” Benny Lai, người phát ngôn của NAPCA, nói với Dịch Vụ Truyền Thông Thiểu Số (EMS). “Nhưng suy nghĩ thì giống nhau. Phải thật sự kiên nhẫn và có đầy tình yêu thương, nếu không, bạn không thể là người chăm sóc được.”
“Người Á châu sẵn sàng và thường xuyên trở thành người chăm sóc cha mẹ mình, do thế hệ thứ hai sống cùng bố mẹ là điều rất bình thường”, ông Lai nói. “Và khi họ đang ở Mỹ, sống trong những ngôi nhà lớn hơn, kết hôn, chuyển ra khỏi nhà của cha mẹ, họ thấy dễ dàng hơn khi thuê một vài người giúp việc gia đình với mức lương khoảng $3,000 đến $4,000 một tháng cho mỗi người, hoặc đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão với giá $4,000 một tháng. Mà đâu phải ai cũng tài chính để làm điều đó đâu!”
Denyse Woo Ockerman, sống với mẹ Irma ở Hemet, California, kể mẹ cô là “người bạn thân nhất của mình.”
“Chúng tôi sinh ra là để ở bên nhau,” cô nói trong phim. “Quá trình chăm sóc mẹ in dấu trong tâm hồn tôi. Đó là ohana,” Woo Ockerman nói. Cô sử dụng từ ngữ trong văn hóa của mình để chỉ một gia đình gắn bó sâu sắc với nhau.
“Love is With Me” là những lời vang vọng qua nhật ký của mẹ Manisha và Nayana Shahane, cuốn nhật ký mà bà bắt đầu viết ngay sau khi được chẩn đoán mắc bệnh đa xơ cứng và triệu chứng teo cơ. Bảo hiểm chăm sóc dài hạn của gia đình đã hết, và Manisha và Nayana phải dành nhiều thời gian chăm sóc cho mẹ, 24/24. Việc này gây tổn hại đến sức khỏe của cô.
Không còn thời gian chăm sóc bản thân là chủ đề xuyên suốt cả bốn video. Nhưng mỗi người chăm sóc đều nói về sự hài lòng mà họ có được từ việc chăm sóc một người thân dễ bị tổn thương.
Bốn bộ phim sẽ được giới thiệu tại các liên hoan phim trên khắp nước Mỹ, bắt đầu vào Tháng Năm. Bạn có thể xem trên kênh YouTube của NAPCA.
Số liệu từ báo cáo năm 2020, Cơ Quan Quản Lý Cộng Đồng (Administration for Community Living – ACL) – cơ quan thuộc Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh Liên Bang (Department of Health and Human Services – DHHS).
Những người AAPI lớn tuổi chủ yếu sống ở ba tiểu bang: California, Texas và New York. Hơn 9% người cao niên AAPI sống trong tình trạng nghèo đói, với thu nhập trung bình hàng năm là $30,788 và chỉ $19,561 đối với người lớn tuổi gốc Á. Khoảng 25% người cao tuổi người Mỹ gốc Á sống cùng con cái đã trưởng thành.
Trung Tâm Quốc Gia về Người Cao Tuổi Châu Á Thái Bình Dương (National Asian Pacific Center on Aging-NAPCA) là một trong năm tổ chức liên quan đến người cao niên Châu Á.
Dự án Chăm sóc và Thay đổi tư duy của Người Mỹ-AAJC được tài trợ bởi Quỹ Robert Wood Johnson. NAPCA đã tạo bốn video về các gia đình thảo luận về nhiều thử thách trong việc chăm sóc cha mẹ lớn tuổi. Các nhà làm phim đã ghi lại nhiều cảnh hết sức cảm động.
Một bộ phim kể về hai cô con gái người Mỹ gốc Ấn đang chăm sóc cho gia đình mình. Người mẹ, trước đây là bác sĩ, giờ chỉ có thể giao tiếp bằng cách chớp mắt vì căn bệnh đang ngày càng tệ.
Một bộ phim khác nói về người đàn ông Mỹ gốc Philippines đang cố gắng cân bằng những thách thức của công việc toàn thời gian và là người chăm sóc duy nhất cho người mẹ 91 tuổi của mình. Trong một khoảnh khắc ngọt ngào, cả hai trò chuyện về ngày xưa khi cùng nhau làm món trứng cuộn.
Một phụ nữ trẻ gốc Hoa ở Hawaii sống với người mẹ già mắc nhiều bệnh tật. Họ buộc phải nói về những kỳ vọng sau cuối khi một thành viên thân thiết trong gia đình đang trong căn bệnh khó chữa, gần đất xa trời.
Và trong một bộ phim khác, một phụ nữ người Mỹ gốc Thái có cha mẹ già vẫn làm việc tại nhà hàng, bất chấp những thách thức về sức khỏe, nói: “Tôi cảm thấy như mình là cha mẹ, chăm sóc cho hai người già chẳng khác nào hai đứa trẻ rất bướng bỉnh.”
Lòng kiên nhẫn và tình yêu thương
“Mỗi câu chuyện đều khác nhau, những kỳ vọng cũng khác nhau,” Benny Lai, người phát ngôn của NAPCA, nói với Dịch Vụ Truyền Thông Thiểu Số (EMS). “Nhưng suy nghĩ thì giống nhau. Phải thật sự kiên nhẫn và có đầy tình yêu thương, nếu không, bạn không thể là người chăm sóc được.”
“Người Á châu sẵn sàng và thường xuyên trở thành người chăm sóc cha mẹ mình, do thế hệ thứ hai sống cùng bố mẹ là điều rất bình thường”, ông Lai nói. “Và khi họ đang ở Mỹ, sống trong những ngôi nhà lớn hơn, kết hôn, chuyển ra khỏi nhà của cha mẹ, họ thấy dễ dàng hơn khi thuê một vài người giúp việc gia đình với mức lương khoảng $3,000 đến $4,000 một tháng cho mỗi người, hoặc đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão với giá $4,000 một tháng. Mà đâu phải ai cũng tài chính để làm điều đó đâu!”
Denyse Woo Ockerman, sống với mẹ Irma ở Hemet, California, kể mẹ cô là “người bạn thân nhất của mình.”
“Chúng tôi sinh ra là để ở bên nhau,” cô nói trong phim. “Quá trình chăm sóc mẹ in dấu trong tâm hồn tôi. Đó là ohana,” Woo Ockerman nói. Cô sử dụng từ ngữ trong văn hóa của mình để chỉ một gia đình gắn bó sâu sắc với nhau.
“Love is With Me” là những lời vang vọng qua nhật ký của mẹ Manisha và Nayana Shahane, cuốn nhật ký mà bà bắt đầu viết ngay sau khi được chẩn đoán mắc bệnh đa xơ cứng và triệu chứng teo cơ. Bảo hiểm chăm sóc dài hạn của gia đình đã hết, và Manisha và Nayana phải dành nhiều thời gian chăm sóc cho mẹ, 24/24. Việc này gây tổn hại đến sức khỏe của cô.
Không còn thời gian chăm sóc bản thân là chủ đề xuyên suốt cả bốn video. Nhưng mỗi người chăm sóc đều nói về sự hài lòng mà họ có được từ việc chăm sóc một người thân dễ bị tổn thương.
Bốn bộ phim sẽ được giới thiệu tại các liên hoan phim trên khắp nước Mỹ, bắt đầu vào Tháng Năm. Bạn có thể xem trên kênh YouTube của NAPCA.
(Theo EMS – T.N chuyển ngữ)