Mặt trái của việc mua hàng hóa trực tuyến

(Hình minh họa: Microsoft Edge/Unsplash)

Mua sắm tạp hóa trực tuyến đã trở nên phổ biến kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Tuy nhiên, cũng có mặt trái đằng sau việc mua sắm thuận lợi này.

Theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trước kia chỉ có 20% người Mỹ thường xuyên mua hàng hóa trực tuyến, còn trong ba năm qua, tỷ lệ này lên đến 80%!

Một phân tích mới về 10 trang web bán hàng tạp hóa trực tuyến cho thấy các nhà bán lẻ chỉ cung cấp thông tin về dinh dưỡng và thông tin liên quan khác một cách rất hạn chế và thiếu sót.

Bạn phải biết một số điều nhất định về thực phẩm của mình sẽ mua. Giáo Sư Đại học Tufts Sean Cash cho biết cách quản lý ở Hoa Kỳ là đưa thông tin sản phẩm lên bao bì, nhưng không phải trang mạng nào cũng cung cấp đầy đủ thông tin sản phẩm, như thành phần dinh dưỡng, danh sách thành phần và thông tin về chất gây dị ứng, mà chỉ tập trung vào việc tiếp thị sản phẩm.

Nhóm của Cash xem xét các chi tiết sản phẩm được Amazon, FreshDirect, Hy-Vee, Safeway, ShopRite (qua Instacart), Kroger, Meijer, Publix, Stop & Shop và Walmart đăng tải. 60 mặt hàng, như Bánh quy Oreo Double Stuf, Phô mai lát Kraft Singles American, Kem vani tự nhiên Breyers Classics, Trứng trắng lớn Eggland’s Best và Xúc xích heo nấu chín hoàn toàn Jimmy Dean, được đưa vào mẫu.

Những phát hiện này đã được công bố vào Thứ Năm trên tạp chí Dinh dưỡng Sức khỏe Cộng đồng.

Mua hàng trực tuyến đem lại rất nhiều tiện lợi: Người mua sắm không phải lái xe ra ngoài đến các của hàng và không mất nhiều thời gian cho việc chọn lựa hàng hóa. Mua sắm trực tuyến cũng tiết kiệm tiền vì giá cả thường rẻ hơn do nhà bán lẻ không tốn nhiều chi phí như đối với một cửa hàng vật lý.

Khi mua bất cứ mặt hàng nào, đặc biệt là những sản phẩm sức khỏe như thuốc men, thực phẩm dinh dưỡng, hay các loại thực phẩm bổ sung, người mua cần biết rõ thông tin về sản phẩm, như: thành phần, nguồn gốc, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, tác dụng phụ, cũng như thông tin về các chất dị ứng.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) yêu cầu thực phẩm đóng gói phải hiển thị nhãn toàn diện, cho dù mặt hàng đó được bán trực tuyến hay tại các cửa hàng, nhưng không quy định rõ các nhà bán lẻ tạp hóa trực tuyến phải chia sẻ thông tin đó trên trang web của họ.

Cash cho biết Quốc Hội có thể thông qua luật mới để buộc các nhà bán lẻ phải công khai nhãn thực phẩm trực tuyến và khuyến cáo người mua hàng nên truy cập trang web của chính nhà sản xuất thực phẩm, nơi có nhiều khả năng tìm thấy thông tin dinh dưỡng và danh sách thành phần hơn.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: