NEW YORK CITY, New York (SGN) – Hè đến mọi người sẽ nô nức nôn nao tham gia các hoạt động ngoài trời như leo núi, tắm biển hay phơi nắng. Mặc dù COVID-19 vẫn chưa thật sự hết và các biện pháp giữ khoảng cách và hạn chế ra đường vẫn được thực hiện, bạn vẫn có thể bị cháy nắng khi ở ngoài quá lâu dưới tác động của ánh nắng mặt trời.
Theo trang mạng Self, bạn có thể đã bôi kem chống nắng mỗi ngày, và thậm chí là bôi nhiều lần, nhưng cháy nắng vẫn có thể xảy ra.
Điều gì khiến da bị cháy nắng?
Khi da bị tiếp xúc với quá nhiều tia cực tím UV từ mặt trời trong thời gian quá lâu, làn da sẽ bị bỏng rát và đỏ ửng. Theo trung tâm Mayo Clinic, các bức xạ cực tím A (hay còn gọi là tia UVA,) là loại gây lão hóa da rất nhanh, trong khi bức xạ cực tím B (hay còn gọi là UVB,) đốt da và làm da bị cháy. Và cả hai đều có thể dẫn đến bị ung thư da. Bên cạnh đó, Viện Ung Thư Hoa Kỳ cho biết thêm trong ánh nắng mặt trời có cả bức xạ tia cực tím C (UVC,) mặc dù tầng ozone đóng vai trò ngăn chặn hầu hết các tia này.
Khi da tiếp xúc với tia UV, cơ thể sẽ cố gắng tự bảo vệ mình bằng cách tạo ra melanin, là sắc tố đen ở lớp ngoài da, khiến dạ bị sẫm màu đi. Nếu da hấp thụ quá nhiều tia UV, nóe xe vượt ngang ngưỡng bị sẫm màu và dần dần biến sang đỏ, rát, có cảm giác như kim chích hoặc ngứa, thậm chí có khi nổi thành cục bong bóng và mụn nước nhỏ. Nếu bị cháy nắng nặng, bạn có thể bị đau đầu, sốt và buồn nôn.
Những triệu chứng thường sẽ hay xuất hiện liền sau vài giờ phơi nắng quá mức, tuy nhiên, nó sẽ mất khoảng vài ngày để biết rằng liệu cháy nắng có tồi tệ nhiều hay không.
Vài ngày sau khi bị bỏng, lớp da trên cùng sẽ bong ra, đây là lúc cơ thể cố gắng tự chữa lành và lớp bên dưới sẽ có màu sắc và hình hài khác thường một chút.
Làm sao để da bớt bị đỏ và đau khi bị cháy nắng?
1. Tắm bằng nước lạnh
Theo Giáo Sư Gary Goldenberg ở trường Icahn School of Medicine, đừng tắm nước nóng mà thay vào đó là tắm bằng nước lạnh để làm dịu làn da. Sau khi tắm xong, bạn nên dùng khăn tắm lau nhẹ vùng da bị cháy nắng, sau đó bôi kem dưỡng ẩm. Nếu không có điều kiện tắm rửa liền, bạn có thể dùng một miếng khăn ẩm và mát để lên da để giảm rát.
2. Dùng nha đam bôi lên da
Nha đam có đặc tính rất tốt trong việc làm dịu làn da, bên cạnh đó còn có chứa nhiều chất dinh dưỡng, dưỡng cho làn da mau lành. Ngoài ra, sau khi đặt nha đam lên vùng bị cháy nắng, bạn có thể dùng thêm kem dưỡng ẩm có hydrocortisone để da được chữa lành nhanh hơn.
3. Uống nhiều nước
Việc uống nhiều nước sẽ giúp cho bạn không bị mất nước, làn da được cung cấp nước đầy đủ và không bị trầy và rát ra máu hơn. Nhu cầu nạp chất lỏng vào cơ thể ở mỗi người là khác nhau, chẳng hạn phụ nữ trung bình uống khoảng 11.5 cup nước mỗi ngày. Vì vậy, tùy theo cơ địa mà bạn nên uống nước nhiều hơn một chút thường ngày khi bị cháy nắng chứ đừng nên ép bản thân quá mức.
4. Uống thuốc giảm đau
Nếu da bị bong tróc, ngứa rát quá mức bạn có thể mua bôi kem giảm đau tại các nhà thuốc. Các loại thuốc như lidocaine và benzocaine không chỉ dùng khi da bị dị ứng mà còn giúp da giảm đau khi bị cháy nắng.
Làm gì nếu da bị bong tróc và bị phồng rộp?
Khi da bị phồng rộp nghĩa là nó đang tự cố gắng chữa lành và ngăn ngừa nhiễm trùng, tức là bạn đã bị bỏng ở cấp độ hai và vết bỏng đã đi qua lớp ngoài của da.
Nếu vết phồng rộp tự vỡ, bạn nên làm sạch bằng loại xà phòng không mùi, sau đó thoa lên kem kháng sinh và dán lại bằng bông gạc không dính.
Nếu da bị rộp, đỏ và đau, hoặc sau khi áp dụng nhiều phương cách nhưng vẫn không có dấu hiệu giảm, bạn nên đi khám ngay. Các bác sĩ da liễu sẽ đưa đơn cho bạn uống loại thuốc có corticosteroid giúp giảm viêm và kháng sinh khi bị nhiễm trùng. (NA)