Nguy cơ bị tăng cân khi uống quá nhiều cà phê

(Hình: Nathan Dumlao/Unsplash)

NEW YORK CITY, New York (SGN) – Cà phê là một trong những thức uống mà con người tiêu thụ nhiều nhất, đặc biệt là vào buổi sáng, nhằm giúp tinh thần minh mẫn, đầu óc tập trung để làm việc.

Tuy nhiên, có rất nhiều quan điểm, nghiên cứu và tranh luận là liệu cà phê có thật sự tốt cho sức khỏe hay chỉ hỗ trợ một phần nào đó. Và liệu uống quá nhiều cà phê có tốt hay uống bao nhiêu là đủ.

Có một điều mà các nhà khoa học chứng minh rằng, cà phê có liên hệ với cân nặng của con người, và việc uống cà phê có ảnh hưởng đến vóc dáng ra sao, theo trang mạng MindBodyGreen.

Lợi ích của cà phê

Trong cà phê có rất nhiều polyphenols và các thành phần chống oxy hóa tốt, thực tế giúp tăng cường sức khỏe và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Một số cuộc nghiên cứu cho thấy, nếu bạn uống cà phê quá nhiều, trên hai ly mỗi ngày, sẽ giúp giảm bị tiểu đường loại hai và bệnh Parkinson.

Thậm chí, các nhà khoa học còn chứng minh rằng uống từ ba đến bốn ly cà phê mỗi ngày giảm khả năng phát triển tiểu đường loại hai 25% so với những ai không uống hoặc uống ít hơn hai ly mỗi ngày.

Một số các nghiên cứu khác thì cho thấy uống cà phê thường xuyên sẽ giảm viêm cơ thể và giúp tinh thần minh mẫn, tránh tình trạng bị béo phì. Bên cạnh đó, caffeine trong cà phê có thermogenic effect, tức có tác dụng sinh nhiệt, kích thích đốt cháy chất béo, giúp giảm cân.

Nhưng như vậy không có nghĩa là cà phê lúc nào cũng giúp bạn giảm cân và giữ vóc dáng cân đối. Vì sao?

Cơ địa mỗi người có khả năng chuyển hóa caffeine khác nhau, nên việc caffeine có tác động tốt hay xấu cho cơ thể còn tùy thuộc vào gene. (Hình: Devin Avery/Unsplash)

Tác dụng phụ của cà phê 

Theo thống kê của Hiệp Hội Cà Phê Hoa Kỳ, người Mỹ trung bình nạp khoảng 300 milligram caffeine vào người mỗi ngày, có trong cà phê, trà, nước ngọt và nước tăng lực. Lượng caffeine này mặc dù được coi là tốt cho sức khỏe nhưng có thể lại ảnh hưởng xấu đến lượng đường trong máu. Trong bảy cuộc nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2018 cho thấy, caffeine sẽ làm tăng mức đường huyết đáng kể.

Khi nồng độ đường huyết tăng cao, nó cũng sẽ làm tăng mức insulin. Đây là loại hormone đồng hóa, lưu trữ chất béo trong người, làm tế bào trong cơ thể ít nhạy cảm với các tác động hơn, và điều này gọi là kháng insulin. Nếu muốn duy trì vóc dáng cân đối và cân nặng ổn định, cơ thể bạn phải chứa lượng insulin như thế nào giúp cơ thể luôn nhạy cảm với bên ngoài hơn là có khả năng kháng insulin.

Nói một cách công bằng thì trong khi caffeine có thể làm giảm độ nhạy insulin, thì các nhà nghiên cứu cũng cho thấy rằng polyphenol trong trà và cà phê có tác dụng cân bằng chức năng đó.

Đồng thời, các tác động ngắn hạn của caffeine về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến mức glucose và insulin, dẫn đến nguy cơ bị các bệnh mãn tính. Khi cơ thể có tình trạng kháng insulin khá lâu, nó sẽ dẫn đến việc tăng cân, tăng mỡ bụng, ngay cả khi lượng đường trong máu có thể đã bình thường trở lại.

Bên cạnh đó, cơ địa mỗi người có khả năng chuyển hóa caffeine khác nhau, nên việc caffeine có tác động tốt hay xấu cho cơ thể còn tùy thuộc vào gene. Cơ thể của một số người chuyển hóa chậm, sẽ khiến caffeine tồn tại trong người lâu hơn, làm tăng khả năng về vấn đề sức khỏe hơn. Ngược lại, cơ địa ai chuyển hóa nhanh sẽ làm sạch caffeine nhanh hơn, giúp hấp thụ hoàn toàn các chất chống oxy hóa và các thành phần tốt khác trong cà phê, và không để lại các tiềm ẩn của caffeine.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên từ bỏ uống cà phê hoặc các thức uống có caffeine suốt đời. Tùy theo cơ địa mà bạn nên nhận thức rằng có quá nhiều caffeine đối với một số người sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh, dẫn đến dễ tăng cân. Đó chính là lý do mà các chế độ ăn kiêng, chẳng hạn như chương trình Happy Gut 28-Day Cleanse khuyến khích bạn cắt bỏ caffeine.(NA) 

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: