Khi mùa bán lẻ nghỉ lễ đang đến gần, nhiều nhà bán lẻ và nhà hàng lớn bắt đầu tuyển dụng để thu hút những công nhân mà họ cần nhằm đáp ứng lượng khách tăng lên hàng năm.
Tuy nhiên, họ đang phải đối mặt với một vấn đề đáng báo động đang ngày càng gia tăng kể từ đại dịch COVID-19: Một nghiên cứu năm 2022 của McKinsey cho thấy, số lượng nhân viên bán lẻ nghỉ việc cao hơn 70% so với tỷ lệ bỏ việc chung ở Hoa Kỳ. Theo MSC.
Hiệu ứng bán lẻ sau đại dịch
Mặc dù làm việc trong lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ thực phẩm chưa bao giờ là công việc dễ dàng, nhưng nhu cầu gia tăng sinh ra trong thời kỳ đại dịch đang gây thêm áp lực cho người lao động, khi cả đơn đặt hàng trực tuyến và nhận tại cửa hàng đều tăng lên cấp độ mới, trở thành một dịch vụ được mong đợi sau khi được cung cấp trong thời kỳ đại dịch.
Ngoài ra còn có một vấn đề đáng lo ngại hơn đang ngày càng gia tăng: bạo lực của khách hàng đối với nhân viên. Hiệp hội Bán lẻ Quốc gia (The National Retail Association) báo cáo vào năm 2022 rằng gần 4 trong số 5 công ty đã chứng kiến sự gia tăng hành vi như vậy, khiến chẳng ai muốn phải làm việc nhiều giờ với mức lương thấp.
Trong khi nhiều nhà bán lẻ đã giải quyết vấn đề này trong vài năm qua bằng cách đưa ra mức lương theo giờ cao hơn, thì việc tăng thêm vài đôla một giờ không đủ để thu hút nhiều người, đặc biệt là những người sợ bị khách hàng la mắng hoặc thậm chí bị thương tại nơi làm việc.
Nhiều nhân viên bán lẻ sử dụng TikTok và các nền tảng xã hội khác để nói một cách cởi mở về những “kinh nghiệm xương máu” mà họ đang trải qua, như lạm dụng bằng lời nói, hành vi, hoặc trộm cắp,…
‘Đầu tư là rất quan trọng’
Neil Saunders, giám đốc điều hành bộ phận bán lẻ của GlobalData, tin rằng các nhà bán lẻ có thể giải quyết vấn đề này theo một số cách khác nhau.
“Làm việc trong lĩnh vực bán lẻ rất khó. Nguồn cung ứng ngày càng trở thành một vấn đề, các nhiệm vụ phức tạp hơn do đa kênh, khách hàng ngày càng khắt khe hơn và hiện có nhiều vấn đề an toàn khác nhau từ các lĩnh vực như đại dịch và tội phạm,” ông viết trong một bình luận trên RetailWire.
“Không có gì đáng ngạc nhiên khi rất nhiều người bỏ việc. Các nhà bán lẻ cần nỗ lực nhiều hơn để cung cấp đào tạo, tạo môi trường làm việc thú vị, linh hoạt về giờ giấc và khen thưởng bằng cách trả lương hậu hĩnh. Việc đối xử không tốt với nhân viên sẽ dẫn tình trạng nhân viên cũng cau có, nhăn nhó với khách hàng, dẫn đến giảm doanh số bán hàng. Đầu tư là rất quan trọng.”
Nhiều nơi đã giải quyết tình trạng này bằng cách luân chuyển nhân công theo nhiều cách khác nhau. Như Costco, được biết đến là có doanh thu thấp hơn mức trung bình, đã sử dụng nhiều tính năng tự tính. Chipotle thử nghiệm tự động hóa, trong khi McDonald’s chuyển phần lớn đơn đặt hàng sang các ki-ốt và qua ứng dụng.