Ngày có thể ngắn hơn do lõi Trái đất đổi chiều quay

Ban đêm của trái đất hình ảnh nhìn từ Đài quan sát của NASA. (ảnh: Universal History Archive/Universal Images Group via Getty Images)

Trái Đất – hành tinh thứ ba trong Hệ Mặt Trời chậm lại để đồng bộ với vòng quay tổng thể của hành tinh, khiến ngày có thể sẽ ngắn hơn.

Trong một nghiên cứu mới đây trên People, các nhà khoa học cho biết lõi trái đất có thể đã quay chậm lại trước khi đổi hướng hoàn toàn vào, khoảng hơn một thập niên trước.

Trong một báo cáo được công bố trên tạp chí Nature Geoscience trong tuần này, các nhà địa chấn học Xiaodong Song và Yi Yang của Peking University ở Trung Quốc cho biết lõi sắt của Trái Đất đã bắt đầu quay chậm lại từ năm 2009. Trái Đất – hành tinh thứ ba trong Hệ Mặt Trời chậm lại để đồng bộ với vòng quay tổng thể của hành tinh, khiến ngày sẽ ngắn hơn.

Các nhà địa chấn học cũng cho biết lõi Trái Đất đang quay theo hướng ngược lại. Họ nói với AFP: “Chúng tôi tin rằng lõi bên trong Trái Đất đang quay, so với bề mặt Trái đất, qua lại, giống như một chiếc xích đu. Một chu kỳ dao động kéo dài khoảng bảy thập niên và cứ khoảng 35 năm, lỗi sẽ đổi hướng một lần.”

Khung cảnh Trái Đất này được phi hành đoàn Apollo 17 nhìn thấy khi họ di chuyển về phía Mặt Trăng trong sứ mệnh hạ cánh trên mặt trăng của NASA. (ảnh: Hum Images/Universal Images Group via Getty Images)

Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy sự thay đổi của vòng quay sẽ rút ngắn độ dài của ngày xuống một phần nghìn giây trong vòng 12 tháng, theo Wall Street Journal. Lõi Trái Đất được bao quanh bởi một phần lõi lỏng bên ngoài bằng sắt, có nhiệt độ cao và niken dày 1,500 dặm. Phần lõi nằm khoảng 3,100 dặm bên dưới bề mặt và là nguồn từ trường bao quanh hành tinh này.

Các nhà nghiên cứu tin rằng tất cả các lớp của Trái Đất được liên kết vật lý với nhau. Họ cũng ước tính vào khoảng những năm 1970, lõi đã thay đổi hướng xoay của nó và có thể chuyển hướng thêm một lần nữa vào những năm 2040, AFP đưa tin.

“Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này có thể tạo động lực giúp một số nhà nghiên cứu khác xây dựng và thử nghiệm các mô hình để coi toàn bộ Trái Đất như là một hệ thống động lực tích hợp,” theo lời các nhà nghiên cứu nói với CBS.

John Vidale, nhà địa chấn học của University of Southern California, nói với AFP rằng những nghiên cứu cho thấy lõi bên trong Trái Đất thay đổi hướng quay trong vòng sáu năm một lần. “Đây là một nghiên cứu lớn, được thực hiện bởi các nhà khoa học có độ dày kinh nghiệm cao, cùng rất nhiều dữ liệu được sử dụng,” ông chia sẻ. “Theo tôi, không có mô hình nào có thể giải thích cặn kẽ tất cả các dữ liệu.”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: