Nguồn cung cấp nước uống có an toàn?

Nguồn nước nhiều nơi bị ô nhiễm, và nhiều nơi sẽ thiếu nước. (minh họa: Alan Green/Unsplash)

Đa số mọi người không tin vào nguồn cung cấp nước uống trên toàn thế giới, gây ra hậu quả cho sức khỏe cộng đồng, môi trường và nền kinh tế.

Một cuộc khảo sát quốc tế cho thấy 52.3% số người được hỏi trên toàn cầu cho biết họ dự kiến sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do nước uống trong vòng hai năm tới. Theo Newsweek.

Giáo Sư Sera Young, nhà khoa học sức khỏe toàn cầu tại Northwestern University, nói: “Nếu mọi người nghĩ rằng nước không an toàn, họ sẽ tránh sử dụng. Khi không tin tưởng vào nước máy, họ sẽ mua nước đóng chai, loại nước này rất đắt và gây hại cho môi trường; uống soda hoặc các loại đồ uống có đường khác, gây hại cho răng và vòng eo; và ăn thực phẩm chế biến sẵn hoặc đến nhà hàng để tránh nấu ăn tại nhà, thì loại nước này lại kém lành mạnh và đắt đỏ hơn. Những người tiếp xúc với nước không an toàn cũng bị căng thẳng về mặt tâm lý nhiều hơn và có nguy cơ mắc chứng trầm cảm cao hơn.”

Các nhà khoa học y tế toàn cầu, do các học giả tại Northwestern University và University of North Carolina tại Chapel Hill dẫn đầu, sử dụng dữ liệu đại diện toàn quốc từ 148,585 người lớn, trên 141 quốc gia, từ Cuộc Thăm Dò Rủi Ro Thế Giới (Register Foundation World Risk Poll) năm 2019 của Lloyd’s Register Foundation, cho nghiên cứu. Họ phát hiện ra rằng phụ nữ, cư dân thành thị, những người có trình độ học vấn cao hơn và những người đang phải căng thẳng với thu nhập hiện tại, đều có khả năng không tin vào nguồn cung cấp nước của mình hơn nam giới, những người sống ở vùng nông thôn, những người ít học vấn hơn và những người cảm thấy thoải mái về mặt tài chính.

Yếu tố dự báo mạnh nhất về tác hại dự kiến từ nước uống trong dân số của một quốc gia là tình trạng tham nhũng được nhận thức trong khu vực công – nhiều hơn chất lượng cơ sở hạ tầng của quốc gia hoặc sức mạnh của nền kinh tế.

Tổ Chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization – WHO) xếp loại nguồn cung cấp nước uống ở Mỹ là gần như an toàn, nhưng 39% những người được hỏi vẫn cho biết họ nghi ngờ về nguồn cung cấp nước, đến mức dự đoán rằng họ có nguy cơ bị tổn hại nghiêm trọng trong thời gian ngắn nếu uống nước.

Các tác giả nghiên cứu đã ghi nhận một số trường hợp nổi bật về nước uống không an toàn ở Mỹ, dẫn đến sự mất lòng tin lan rộng như vậy, bao gồm ô nhiễm chì ở Flint, Michigan và vi phạm chất lượng nước trên khắp Texas.

Quốc gia mà mọi người có mức độ tin tưởng thấp nhất vào nguồn cung cấp nước là Lebanon, nơi 78.3% số người được hỏi không tin vào nguồn nước uống của mình. Ở Thụy Điển, chỉ có 8% người được khảo sát cho biết như vậy.

Trên toàn cầu, 14.3% số người được khảo sát cho biết họ đã đích thân trải qua hoặc biết ai đó đã bị nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe do nước uống trong 2 năm trước. Thống kê này cao nhất ở Zambia, nơi 54.3% số người được hỏi báo cáo đã trải qua với nguồn nước nguy hiểm và thấp nhất ở Singapore với 0.9%.

Joshua Miller, tác giả đầu tiên của nghiên cứu, chia sẻ: “Nghiên cứu của chúng tôi nhấn mạnh rằng việc cung cấp nước uống an toàn và bảo đảm mọi người tin tưởng vào nguồn nước của mình là điều bắt buộc.”

Khi xảy ra khủng hoảng nước, các tác giả lưu ý rằng mọi cá nhân vẫn tiếp tục dựa vào nước đóng chai và các loại đồ uống khác trong một thời gian dài sau khi khủng hoảng đã được giải quyết, gây ra hậu quả tiêu cực cho môi trường và sức khỏe của bản thân.

Các tác giả cũng chia sẻ rằng mọi người thấy khó đánh giá mức độ an toàn của nước uống vì nhiều chất gây ô nhiễm nước là vô hình, không mùi và không vị.

Vì vậy, họ khuyến nghị các quan chức công quyền hành động, không chỉ bằng cách cải thiện khả năng tiếp cận nước uống an toàn của mỗi người, mà còn bằng cách tăng cường nỗ lực cải thiện rõ rệt cơ sở hạ tầng về nước, để việc xét nghiệm nước dễ dàng hơn và cung cấp bộ lọc nước tại nhà khi phát hiện chất gây ô nhiễm.

“Đây là loại việc làm thúc đẩy sự chú ý lớn hơn và ý chí chính trị để ưu tiên các dịch vụ này trong các kế hoạch và chiến lược phát triển quốc gia, và đưa chúng ta đến gần hơn với mục tiêu tiếp cận toàn dân với nước uống trong sạch,” Aaron Salzberg, giám đốc Viện Nước (Water Institute) tại Trường Y Tế Công Cộng Toàn Cầu Gillings thuộc UNC (UNC Gillings School of Global Public Health), cho biết.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: