Những biểu hiện của kẻ nói dối, lừa đảo

(minh họa: Sander Sammy/Unsplash)

Cuộc sống càng khó khăn, bọn bịp bợm, lừa đảo, xảo trá ngày càng xuất hiện càng nhiều, để dụ những người lơ là, ngây thơ, nhưng bạn có thể tránh bị lừa.

Chị Hằng Lê, ở Santa Ana, California, kể: “Hắn gọi phone cho mình, nói là người ở Sở An sinh xã hội, muốn giúp mình, vì có kẻ sử dụng số social security để làm bậy, mình nghe thế thì hoảng quá, hỏi “What I have to do now?’ (Giờ tui phải làm sao?), hắn kêu đọc lại số an sinh để xác nhận danh tính, mình cũng đọc vanh vách, dù trước đó ai cũng bảo không bao giờ đọc số an sinh cho bất kể người nào. Mấy tiếng sau, khi check tài khoản nhà băng, thì thấy bị mất $2,000.”

Nhiều người thoát được những vụ lừa qua phone, vì không bao giờ bắt điện thoại, nếu là số máy lạ. Nhưng không ít kẻ lừa đảo gặp trực tiếp, mà nhiều người vẫn tin răm rắp, không hề nhận ra ai là người lương thiện, kẻ nào lừa đảo.

Bằng cách chỉ ra những đặc điểm phổ biến nhất của những người hay nói dối, hai nhà tâm lý: Tiến sĩ Christian L Hart  và Tiến sĩ Drew A. Curtis, chỉ ra những dấu hiệu mà bạn có thể nhận ra ngay khi để ý người đối diện mình nói dối, bịp bợm hay không.

Tiến sĩ Christian L Hart  và Tiến sĩ Drew A. Curtis là đồng tác giả cuốn sách “Big Liars: What Psychological Science Tells Us About Lying and How You Can Avoid Being Duped” (tạm dịch: Những kẻ đại bịp: Khoa học tâm lý cho chúng ta về việc nói dối và cách bạn có thể tránh bị lừa).

-Những kẻ thao túng bẩm sinh

Những kẻ nói dối giỏi không lo lắng về việc thao túng người khác; đúng hơn, họ tự tin, thống trị và thoải mái khi dẫn dắt người đối diện theo cách mà họ muốn.

-Những diễn viên tuyệt vời

Nói dối, giống như một trò chơi thể hiện một phiên bản cụ thể của bản thân với thế giới. Những kẻ nói dối giỏi sẽ lên sân khấu và đóng vai một người trung thực.

-Giỏi giả vờ biểu cảm

Cho dù thể hiện niềm vui, sự ngạc nhiên, nỗi buồn hay sự khinh thường, những kẻ nói dối giỏi có thể nhăn mày, nhướng mày hoặc nhe răng theo những cách thuyết phục để tin vào cảm xúc thật của họ.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người hay biểu cảm được coi là người đáng yêu, thông cảm và trung thực.

-Chuẩn bị kỹ cho lời nói dối

Người nói dối diễn tập và lên kế hoạch hẳn hoi. Một câu chuyện được chuẩn bị tốt sẽ làm cho lời nói dối có vẻ tự nhiên và không “lòi” ra những mâu thuẫn.

-Nói ít nhất có thể

Càng nói nhiều càng lộ, nên những kẻ “nói dối chuyên nghiệp” nói ít, nói đủ để được tin tưởng.

-Rất sáng tạo

Khi bị thẩm vấn, bạn không bao giờ biết câu hỏi nào sẽ xảy ra tiếp theo, vì vậy khả năng tạo ra một phiên bản thực tế nhưng giả tạo của thực tế là bắt buộc. Những người có năng khiếu bật ra ngay những ý tưởng mới là những người thành công nhất.

-Suy nghĩ rất nhanh

Những người mất quá nhiều thời gian để phản hồi hoặc đột nhiên sử dụng các từ đệm thời gian, chẳng hạn như “ừm” và “ờ”, nghe có vẻ không đáng tin. Người nói dối suy nghĩ rất nhanh để không bị phát hiện.

-Có trí nhớ tốt

Khi những người trung thực được yêu cầu kể lại một câu chuyện trong hai dịp riêng biệt, họ sẽ tái tạo lại ký ức về những gì đã xảy ra. Tuy nhiên, trí nhớ không hoàn hảo và dễ uốn nắn nên việc kể lại của họ thường thay đổi và thay đổi theo từng dịp.

(minh họa: Max Bender/Unsplash)

 Để tránh nghe có vẻ không trung thực, những người nói dối giỏi không kể nhanh câu chuyện, thay vào đó, họ tập trung vào việc lặp lại câu chuyện một cách chính xác nhất có thể ở mỗi lần kể. Mục tiêu của họ là không có sự khác biệt giữa các lần kể lại. Không có sự khác biệt có nghĩa là người nghe “tin như sấm” câu chuyện đó có thật.

-Những người biết lắng nghe

Người nói dối nắm bắt nhịp đập của khán giả, nhận biết khi nào người nghe muốn biết thêm thông tin, khi nào họ hài lòng, khi nào họ bắt đầu nghi ngờ và khi nào thì an toàn để thay đổi chủ đề.

Họ học cách sử dụng sự lừa dối thành công để đạt được mục tiêu của mình. Nếu bị phát hiện nói dối, họ sẽ… thử làm điều gì khác.

Làm thế nào để tránh bị lừa dối

Một trong những cách dễ nhất để tránh bị lừa là xác minh lời nói của họ. Những lời nói dối trắng trợn thường mâu thuẫn với sự thật. Việc kiểm tra sự thật khiến những kẻ nói dối có ít chỗ để che giấu hơn. Khi thiếu bằng chứng cho một tuyên bố nào đó, chúng ta sẽ không cảm thấy chắc chắn về tính trung thực của nó.

Trong những tình huống rủi ro cao, chẳng hạn như giao dịch ngân hàng và mua xe hơi, mọi người nên hỏi kỹ bằng chứng về các yêu cầu bồi thường để tránh bị những kẻ bịp bợm lừa gạt. 

Cố gắng chú ý đến những câu nói cụ thể. Những lời nói dối thường “bể” khi bị đặt thêm câu hỏi hoặc chất vấn về những phần không hợp lý. Sau khi nghe, nếu thấy chi tiết nào có vẻ hơi khác thường, hãy đặt nghi vấn liền, và đừng ngại chất vấn để tìm ra sự thật.

(theo CNBC)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Mẹo hay nhà bếp
Trong gian bếp, bạn cũng có thể sử dụng nhiều mẹo vặt để tránh phền toa1o xảy ra, nhất là khi bạn phải làm ở nhà. Tránh ruồi Chỉ cần…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: