Những điều người có tinh thần mạnh mẽ không bao giờ làm

(Hình minh họa: Heather Ford/Unsplash)

Nhiều chuyên gia coi trí tuệ cảm xúc là yếu tố dự báo thành công và sự hài lòng. Diễn giả Scott Mautz cũng không phải là ngoại lệ.

Anh nói: “Tôi coi đó chỉ là một thành phần quan trọng của một thứ quan trọng hơn và thậm chí còn trao quyền hơn. Đó chính là sức mạnh tinh thần.” Sức mạnh tinh thần là khả năng điều chỉnh cảm xúc cũng như suy nghĩ và hành vi của bạn một cách hiệu quả, đặc biệt là khi đối mặt với nghịch cảnh. Đó là “siêu năng lực” lãnh đạo và thành công của thời đại chúng ta. “Một EQ tiếp theo, chỉ có điều là nó lớn hơn,” theo Mautz.

Mautz nghiên cứu và đào tạo những nhà lãnh đạo có tinh thần mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ và viết cuốn sách gần đây của mình về chủ đề này. Từ nghiên cứu và kinh nghiệm của mình, anh mong mọi người biết rằng sức mạnh tinh thần là về những gì họ phải có kỷ luật để nói và làm, và không nói và làm.

Những người có tinh thần mạnh mẽ không bao giờ làm bảy điều này:

1.Không hề gục ngã trước những thất bại

Những người có tinh thần cứng rắn hiểu rằng một người không được đánh giá bằng những lần họ thất bại, mà từ những lần họ vực dậy. Họ coi sai lầm là những bước đi không đúng, không phải là “bước nhảy hụt” – nghĩa là họ cẩn thận không phóng đại tác động tiêu cực của một sự thất bại. Thay vào đó, những người này tìm kiếm cơ hội để học hỏi và phát triển khi đối mặt với nghịch cảnh, và tập trung vào cách tốt nhất để tiến về phía trước.

2.Không phản ứng chậm

Phản ứng chậm là không thừa nhận sự tồn tại của một vấn đề, tức là giữ nguyên trạng thái tĩnh về vấn đề đó, bỏ qua các dấu hiệu rắc rối và không làm gì cả.

Đưa ra lời bào chữa và đổ lỗi cho người khác khi vấn đề cuối cùng đã được thừa nhận, chẳng hạn như việc bóp méo sự thật

Tiếp tục tự mãn hoặc hành động quá chậm để giải quyết vấn đề, vẫn giữ nguyên trạng thái tĩnh ngay cả khi rõ ràng là có điều gì đó không ổn.

Giải quyết các vấn đề thường là điều khó khăn, nhưng những người mạnh mẽ về mặt tinh thần không hề nản lòng. Họ nhận ra hậu quả của việc để một vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Những cá nhân này không phủ nhận sự tồn tại của các vấn đề hoặc chốn chui chốn nhũi, mà họ luôn nhanh chóng bắt tay vào việc giải quyết rắc rối.

3.Tránh những sai lầm về động cơ

Có tinh thần cứng cỏi không có nghĩa là không bao giờ mắc sai lầm, mà là thừa nhận sai sót của mình, học hỏi và trưởng thành từ những lần gục ngã và không lặp lại.

Tuy nhiên, người có tinh thần mạnh mẽ không bao giờ có động cơ mờ ám. Có nghĩa là họ không thực hiện những hành động có chủ đích xấu, chẳng hạn như nhận công lao của người khác về phía mình.

Để tránh điều này, khi cảm thấy có động lực hành động từ chỉ vì lợi ích cá nhân hoặc điều gì đó sai trái, hãy dừng lại và tự hỏi bản thân: “Liệu ý định của mình có chính trực không?” Nếu không, thì đừng nên làm.

4.Không bận tâm đến việc được người khác tôn trọng

Việc tập trung quá nhiều vào việc liệu bạn có nhận được sự tôn trọng mà bạn tin rằng mình xứng đáng hay không có thể khiến bạn làm việc thiếu hiệu quả. Ví dụ như việc ai đó dành quá nhiều thời gian để sửa chữa cách họ bị đối xử bất công hoặc lo lắng về việc họ nhận được bao nhiêu công lao.

Thay vào đó, những người có tinh thần cứng rắn sử dụng khuôn khổ “Cho đi-Chống lại-Thể hiện” để tập trung vào những hành động sẽ giúp họ nhận được sự tôn trọng vào phút cuối.

Thỉnh thoảng, bạn có hay tự hỏi bản thân:

-Tôi có thể cho đi những gì? Tập trung vào việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. Nói lời khen ngợi, công nhận và nhận thức một cách đều đặn. Thường xuyên nỗ lực thêm 10%. Luôn giữ lời hứa và đừng mong đợi sự tôn trọng nếu bạn không coi người khác ra gì.

-Tôi phải chống lại điều gì? Ví dụ như giành công lao, buôn chuyện, thể hiện thói quen tiêu cực và hay đổ lỗi.

-Tôi nên thể hiện những gì? Hãy xử xự chuyên nghiệp, có trách nhiệm, thành thạo,  minh bạch và xác thực.

Tự lập danh sách những điều bạn muốn cho đi, chống lại và thể hiện, và sự tôn trọng sẽ đến mà không cần phải tìm kiếm.

5.Không đánh giá quá cao hoặc thấp kỹ năng của mình

Có tinh thần cứng cỏi không có nghĩa là bạn tin rằng mình giỏi mọi thứ mà bạn biết chỉ có tí tẹo. Ngược lại, bạn chỉ tập trung vào những gì mà mình thực sự giỏi.

Việc tự đánh giá không chính xác theo bất kỳ hướng nào cũng sẽ gây ra những vấn đề thực sự. Đánh giá quá cao kỹ năng của bản thân có nghĩa là tham gia vào một sự kiện mà không chuẩn bị kỹ và quá tự tin, trong khi đánh giá thấp khả năng thành công tức là từ chối các dự án và rủi ro cao, nhưng lại nâng cao sự nghiệp.

Những người mạnh mẽ về mặt tinh thần luôn chu đáo và trung thực khi đánh giá mức độ giỏi hay kém của mình ở một việc gì đó trước khi thực hiện, để họ nhận được sự hỗ trợ hoặc sự tự tin cần thiết.

6.Không quá bất nhất

Khi hành vi và quyết định của bạn dao động mà không có lý do hay mục đích nào, điều đó sẽ tạo ra sự không chắc chắn. Mọi người trở nên bối rối về những gì nên mong đợi ở bạn và họ có thể coi bạn là một người không công bằng. Sự không nhất quán là nguyên nhân làm xói mòn lòng tin trong các mối quan hệ và tạo ra “trạng thái trì trệ được biết trước,” khiến mọi người hoàn toàn tránh tương tác với bạn.

Những người cứng rắn về mặt tinh thần không hành động theo những xung lực vô ích. Mặt khác, họ kiểm soát cảm xúc của mình để những gì trong nội tâm không chuyển thành lời nói và hành động ngay lập tức. Họ luôn rõ ràng về những ưu tiên của mình và những gì họ mong đợi ở người khác, và có tỷ lệ nói/làm cao, nghĩa là họ luôn (hoặc hầu như luôn) thực hiện những việc mình đã nói là sẽ làm.

7.Không cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người

Liên tục cố gắng làm hài lòng mọi người xung quanh khiến bạn tạo ra vẻ ngoài giả tạo, kìm nén và chôn vùi con người thật của mình. Tất cả những điều đó nhanh chóng góp phần dẫn đến sự kiệt sức. Thay vào đó, hãy làm như những người mạnh mẽ về mặt tinh thần và đừng cố gắng đeo nhiều “khuôn mặt” để làm vừa lòng mọi người trong đời bạn.

Hãy bắt đầu từ chính mình. Bảo đảm rằng bạn đã đặt ra những ranh giới lành mạnh cho phép bản thân chăm sóc nhu cầu của mình. Bạn sẽ tìm thấy một sự cân bằng tốt và cảm thấy tự tin hơn, đồng thời giúp đỡ người khác theo một cách chân thực hơn.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: