Những hóa chất độc hại xuyên qua da và tồn tại mãi mãi

Hóa chất độc hại được tìm thấy trong đất, đại dương và đường thủy trên khắp thế giới. (Hình minh họa: Luis Tosta/Unsplash)

Lần đầu tiên, các nhà khoa học phát hiện ra rằng các hóa chất độc hại có thể xuyên qua da người và xâm nhập vào máu, rồi tồn tại mãi mãi. Theo Newsweek.

Những phát hiện này đặt ra những câu hỏi mới về sự an toàn của các loại hóa chất này trong các sản phẩm hàng ngày và mức độ phơi nhiễm của con người.

PFAS, viết tắt của các chất alkyl per- và polyfluorinated, là một nhóm hóa chất được tìm thấy trong nhiều loại sản phẩm hàng ngày, từ giấy vệ sinh đến bao bì thực phẩm, mỹ phẩm và chỉ nha khoa. Được đặt biệt danh là “toxic forever chemical” (hóa chất độc hại mãi mãi) những hợp chất này phân hủy rất chậm theo thời gian và tồn tại trong môi trường xung quanh.

Kết quả là những hóa chất này được tìm thấy trong đất, đại dương và đường thủy trên khắp thế giới. Một nghiên cứu năm 2023 của Cơ Quan Khảo Sát Địa Chất Hoa Kỳ (United States Geological Survey) cho thấy gần một nửa lượng nước máy của quốc gia đã bị ô nhiễm bởi một số loại PFAS.

Các cơ quan chuyên môn cho biết tính chất phổ biến của các hóa chất này đang gây lo ngại vì nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa phơi nhiễm PFAS với việc tăng cholesterol trong máu và huyết áp, giảm khả năng miễn dịch, các vấn đề sinh sản và tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.

PFAS được biết là xâm nhập vào cơ thể qua nhiều con đường khác nhau, bao gồm cả việc hít thở hoặc ăn vào qua thức ăn và nước uống. Tuy nhiên, trước đây, người ta cho rằng PFAS không thể xuyên qua hàng rào bảo vệ da của con người.

Hóa chất độc hại được tìm thấy trong đất, đại dương và đường thủy trên khắp thế giới. (Hình minh họa: Jeremy Bishop/Unsplash)

Oddny Ragnarsdóttir, một nhà nghiên cứu về phân tích hóa học dấu vết tại University of Birmingham của Vương Quốc Anh, cho biết: “Khả năng hấp thụ qua da của các hóa chất này trước đây bị loại bỏ vì các phân tử bị ion hóa. Điện tích mang lại cho PFAS khả năng đẩy nước và vết bẩn được cho là cũng khiến các chất này không thể đi qua màng da. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy lý thuyết này không phải lúc nào cũng đúng và trên thực tế, sự hấp thụ qua da có thể là nguồn tiếp xúc đáng kể với các hóa chất độc hại này.”

Trong thử nghiệm của họ, được công bố trên tạp chí Environment International (Môi Trường Quốc Tế), Ragnarsdóttir và các đồng nghiệp của Ragnarsdóttir đã sử dụng mô hình da người 3D để phân tích sự hấp thụ của 17 loại PFAS được sử dụng rộng rãi nhất. Trong số các hóa chất này, có 15 chất được da hấp thụ. Đặc biệt là PFAS có cấu trúc phân tử ngắn hơn dường như dễ được da hấp thụ hơn.

Đồng tác giả nghiên cứu Stuart Harrad, giáo sư hóa học môi trường tại University of Birmingham, cho biết: “Điều này rất quan trọng vì chúng tôi nhận thấy sự thay đổi trong ngành theo hướng các hóa chất có độ dài chuỗi ngắn hơn vì những chất này được cho là ít độc hại hơn. Tuy nhiên, đổi lại, chúng ta sẽ hấp thụ nhiều hơn, vì vậy mọi người cần biết nhiều hơn về những rủi ro liên quan.”

Vẫn chưa rõ chính xác mức độ rủi ro mà các hóa chất này gây ra, nhưng những phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của các nghiên cứu trong tương lai về tác động của PFAS đối với sức khỏe con người.

Đồng tác giả nghiên cứu Mohamed Abdullah, phó giáo sư tại trường đại học Anh, cho biết nghiên cứu của họ cung cấp cái nhìn sâu sắc đầu tiên về tầm quan trọng của con đường qua da như con đường tiếp xúc với nhiều loại hóa chất vĩnh viễn. Với số lượng lớn PFAS hiện có, điều quan trọng là các thí nghiệm trong tương lai nhằm đánh giá rủi ro của nhiều loại hóa chất độc hại này, thay vì tập trung vào một hóa chất tại một thời điểm.”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: