Nước biển dâng cao, nhiều nơi ở California bị chìm

San Francisco Bay. (Hính minh họa: Alexey Komissarov/Unsplash)

Bản đồ mới tiết lộ vị trí đất tại tiểu bang California đang dần chìm xuống, làm trầm trọng thêm rủi ro liên quan đến mực nước biển toàn cầu dâng cao trong tương lai.

Công trình này, do chuyên gia cảm biến từ xa Marin Govorcin của Phòng Thí Nghiệm Động Cơ Phản Lực của NASA tại miền Nam California thực hiện, tiết lộ cách chuyển động đất theo chiều thẳng đứng có nguy cơ không thể đoán trước được về cả quy mô và tốc độ.

Những thay đổi này, do các lực tự nhiên như hoạt động kiến tạo cũng như tác động của con người (bơm nước ngầm), cần được xem xét cùng với các tính toán về mực nước biển dâng do các tảng băng và sông băng tan chảy cũng như nước biển ấm lên, do đó giãn nở.

Đến năm 2050, mực nước biển ở California dự kiến sẽ tăng từ sáu đến 14.5 inch so với mực nước năm 2000.

Theo Govorcin, nhiều nơi trên thế giới, như vùng đất được khai hoang bên dưới San Francisco, đất đang di chuyển xuống nhanh hơn tốc độ dâng của chính biển.

Các mô hình hiện tại về mực nước biển thay đổi thường chỉ dựa trên các phép tính từ máy đo thủy triều, nghĩa là các mô hình này không thể bao phủ mọi vị trí trong một khu vực nhất định, cũng như không thể bao trùm toàn bộ chuyển động đất đai đang diễn ra.

Trong nghiên cứu của mình, Govorcin và các đồng nghiệp sử dụng vệ tinh để theo dõi hàng nghìn dặm đất dọc theo bờ biển California dâng lên và hạ xuống như thế nào trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2023.

Kết hợp các phép đo radar do vệ tinh quan sát Trái đất Sentinel-1 của Cơ Quan Vũ Trụ Châu Âu thực hiện với dữ liệu về vận tốc chuyển động từ các trạm thu trên Trái Đất của Hệ Thống Vệ Tinh Định Vị Toàn Cầu, nhóm nghiên cứu ghi lại các chuyển động mặt đất cục bộ một cách chi tiết chính xác. Từ đó, họ xác định chính xác các điểm nóng – trong đó có các thành phố, bãi biển và tầng chứa nước – sẽ có nguy cơ bị nguy hại cao hơn do mực nước biển dâng cao trong những thập kỷ tới.

Đối với San Francisco Bay San (cụ thể là Bay Farm Island, Corte Madera, Foster City và San Rafael), các nhà nghiên cứu phát hiện ra đất đang lún xuống với tốc độ hơn 0.4 inch mỗi năm do quá trình nén chặt trầm tích.

Khi tính đến những vùng trũng thấp nhất của các khu vực này, mực nước biển tại địa phương có nguy cơ dâng cao hơn 17 inch vào năm 2050 (gấp đôi ước tính 7.4 inch của khu vực), chỉ dựa trên dự đoán của máy đo thủy triều.

Tại dãy núi Big Sur nằm ở phía Nam San Francisco và bán đảo Palos Verdes của Los Angeles, nhóm nghiên cứu xác định các khu vực cục bộ có chuyển động đi xuống liên quan đến các trận lở đất di chuyển chậm.

Sự sụt lún thể hiện ở các vùng đất ngập nước và đầm phá xung quanh các vịnh San Francisco và Monterey của Bắc California, cũng như ở cửa sông Russian River ở Sonoma County, tất cả đều có khả năng liên quan đến xói mòn.

Nhóm nghiên cứu cũng tiết lộ cách các tác nhân do con người gây ra đối với chuyển động của đất (sản xuất dầu khí, khai thác nước ngầm) dẫn đến sự không chắc chắn trong dự báo mực nước biển trong tương lai lên tới 15 inch ở một số khu vực của các quận Los Angeles và San Diego cần được theo dõi liên tục. Ví dụ như một số khu vực ở Central Valley của California bị sụt lún tới tám inch mỗi năm, điều này bị ảnh hưởng bởi sự biến động của nước ngầm.

Các tầng chứa nước ngầm ở Chula Vista (thuộc San Diego County), Santa Ana (Orange County) và Santa Clara (Bay Area) có sự lên xuống theo thời gian tương ứng với hạn hán và lượng mưa.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu báo cáo không phải toàn bộ California đều bị chìm. Ví dụ như với việc bổ sung nước ngầm đều đặn cho lưu vực Santa Barbara kể từ năm 2018, nhóm nghiên cứu phát hiện ra các khu vực có mực nước dâng lên hàng năm vài milimét.

Những điều tương tự cũng xảy ra ở Long Beach, nơi diễn ra quá trình khai thác và phun chất lỏng kết hợp với quá trình thu hồi khí đốt và dầu.

Sau khi hoàn thành nghiên cứu ban đầu, các phát hiện của các nhà khoa học hiện đang được sử dụng để giúp cung cấp thông tin cho hướng dẫn của tiểu bang California về những thay đổi của mực nước biển.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: