Mọi người hay xem thường việc rửa chân, nhưng các bác sĩ lại cảnh báo rằng nếu không rửa chân đúng cách là nguyên nhân gây ra những hậu quả đáng kể cho sức khỏe của bạn.
Cho dù đó là kiểu “chà chân thật nhanh” vào buổi sáng hay tương tự như việc gội đầu và cạo râu nhẵn nhụi hàng ngày, bạn có rửa chân của mình thường xuyên không?
Khi ngâm mình trong bồn tắm đầy bọt hoặc dưới vòi hoa sen đầy xà phòng, bạn có thể nghĩ rằng việc làm ướt chân (và một ít xà phòng từ việc rửa sạch cơ thể) có lẽ là đủ tốt để giữ cho bàn chân của bạn sạch sẽ ư? Tuy nhiên, một bác sĩ y khoa chuyên về chăm sóc sức khỏe da, cho thấy làm vậy là chưa đủ, và việc này cũng thường dẫn đến một số bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nếu bạn không rửa chân đúng cách. Theo Reader’s Digest.
Bác sĩ Rosmy Barrios cho biết: “Rửa chân là khía cạnh thiết yếu của vệ sinh tốt. Điều quan trọng là phải rửa kỹ chân bằng xà phòng và nước ấm, đặc biệt chú ý đến các khu vực giữa các ngón chân và lòng bàn chân. Nếu không rửa chân thường xuyên, sẽ có nhiều tác động tiêu cực xảy ra”.
Rất may, những tác động tiêu cực này đều có thể tránh được nếu bạn chăm sóc đôi chân của mình đúng cách. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), chăm sóc bàn chân đúng cách, bao gồm rửa chân và lau khô hoàn toàn mỗi ngày, cắt móng chân, thay vớ và đi giày.
Và nếu vệ sinh chân tốt nằm ở cuối danh sách ưu tiên của bạn, Tiến sĩ Barrios nói rằng có một số hậu quả mà bạn có thể muốn chú ý.
Bệnh hôi chân thì tương đối vô hại, trừ khi bạn ngửi không nổi mùi chân thối của mình. Tiến sĩ Barrios cho biết trên thực tế, một số người dễ bị đổ mồ hôi chân hơn những người khác, thì mùi hôi chân cũng có thể là dấu hiệu của việc bạn không rửa chân đúng cách. Tiến sĩ nói: “Bàn chân dễ tích tụ mồ hôi và vi khuẩn, thường dẫn đến mùi khó chịu.”
Ngoài ra, Cleveland Clinic còn lưu ý rằng vi khuẩn sống trên da và trong giày của bạn thực sự ăn mồ hôi của bạn, khiến chân bạn bốc ra mùi khó chịu. Làm sạch chân đúng cách để giúp kiểm soát vấn đề này để những vi khuẩn này luôn trong tầm kiểm soát nhằm giúp bạn ngăn ngừa mùi hôi và nhiễm trùng.
Vì vi khuẩn phát triển nhanh ở những nơi tối và ẩm ướt (chẳng hạn như bên trong giày và vớ), việc nhiễm trùng là điều hiển nhiên sẽ xảy ra. Những bệnh nhiễm trùng này có thể do nấm hoặc vi khuẩn, hoặc trong một số trường hợp, thậm chí là do virus.
Một bệnh nhiễm nấm phổ biến là bệnh nấm da chân, là bị nhiễm trùng trên da bàn chân. Nhiễm nấm móng cũng có khả năng xảy ra nếu bạn không cắt và làm sạch móng chân đúng cách, dẫn đến móng bị nứt và đổi màu. Ngoài ra, trong khi nhiễm trùng chân do vi khuẩn ít phổ biến hơn, một số bệnh lại xảy ra do vệ sinh kém, chẳng hạn như bệnh chàm.
Theo Tiến sĩ Barrios, một số bệnh nhiễm trùng thậm chí có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng. “Trong những trường hợp nghiêm trọng, nhiễm trùng bàn chân không được điều trị có thể dẫn đến cắt cụt chi, đặc biệt ở những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương hoặc các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn như bệnh tiểu đường. Do đó, điều cần thiết là phải ưu tiên vệ sinh bàn chân như một phần trong thói quen vệ sinh.”