Smartphone không làm cho trẻ em thông minh hơn

(Hình minh họa: PAN XIAOZHEN/Unsplash)

Ngày nay, luật cấm điện thoại trong trường học đã được đề xuất hoặc thông qua tại nhiều thành phố và tiểu bang. Theo Trung tâm Thống Kê Giáo Dục Quốc Gia, hầu hết các trường học đã có chính sách cấm sử dụng điện thoại không vì mục đích học tập.

Luật này vấp phải nhiều phản ứng của phụ huynh. Lý do họ đưa ra là, nếu có những trường hợp khẩn cấp như hỏa hoạn, tai nạn, thậm chí là xả súng, làm thế nào để liên lạc với con?

Theo nghiên cứu năm 2023 của Common Sense Media, khoảng 97% trẻ em từ 11 đến 17 tuổi sử dụng điện thoại trong giờ học, trung bình là 43 phút. Nếu liên tục kiểm tra điện thoại giữa các tiết học hoặc vào giờ ăn trưa và giờ ra chơi, trẻ có thể bận tâm đến những gì các em thấy trên màn hình và do đó dành rất ít thời gian hơn cho việc nói chuyện, chơi đùa với bạn bè.

Sự bận tâm như vậy không lành mạnh, vì theo nhà tâm lý học xã hội Jonathan Haidt, quá trình tái thiết vĩ đại của thời thơ ấu đang gây ra một đại dịch bệnh tâm thần. Một trong những điều quan trọng nhất mà trẻ em nên làm là chơi với bạn bè.

Khi làm như vậy, trẻ em học cách điều hướng các động lực xã hội và xây dựng các kỹ năng bằng cách tìm ra cách thực hiện các hoạt động khác nhau. Điều này dạy trẻ em xử lý các thách thức khác mà các em phải đối mặt trong tương lai, Haidt cho biết điều này có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi chứng lo âu.

Điện thoại không chỉ xâm phạm thời gian ngoài giờ học của trẻ em. Trong một cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew vào Tháng Sáu, 72% giáo viên trung học công lập cho biết sự mất tập trung do điện thoại di động là một vấn đề lớn trong lớp học của họ.

Đây trở thành vấn đề nan giải đến nỗi có giáo viên phải bỏ nghề vì không thể ngăn học sinh của mình sử dụng điện thoại. Nếu luôn liếc nhìn điện thoại, trẻ không thể chú ý đến những gì cần phải học. Bộ não con người không thể làm nhiều việc cùng lúc, chúng ta chỉ có thể làm một việc tại một thời điểm.

Một chỉ số cho thấy học sinh không học được nhiều ở trường như thời kỳ trước khi có điện thoại là điểm số trong bài kiểm tra ACT –  một bài kiểm tra chuẩn hóa đánh giá xem học sinh có các kỹ năng tiếng Anh, đọc, toán và khoa học cần thiết cho các khóa học đại học năm nhất hay không. Theo tổ chức quản lý bài kiểm tra, năm ngoái, điểm ACT đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 30 năm.

Cho trẻ em đến trường mà không có điện thoại thông minh buộc trẻ phải tập trung vào những gì đang diễn ra trước mắt thay vì màn hình và học những kỹ năng quan trọng khác cần học.

Cuộc sống dựa trên điện thoại khiến mọi người khó có thể hiện diện hoàn toàn với người khác khi họ ở cùng người khác và với chính mình khi họ ở một mình.

Hơn nữa, ý tưởng rằng việc mang theo điện thoại bên mình khiến trẻ em an toàn hơn thường là không thực tế.

Điện thoại có thể gây mất tập trung cho thanh thiếu niên. Trẻ đi ra khỏi trường và nhìn vào màn hình điện thoại trong khi băng qua đường là cảnh mà mọi người thường gặp. Vì vậy, bản thân điện thoại có thể gây ra các trường hợp khẩn cấp ngay từ đầu.

Tất nhiên, nếu trẻ em gặp chuyện bất ngờ trên đường về nhà từ trường, ở hầu hết các nơi tại Hoa Kỳ, sẽ có các doanh nghiệp và những người xung quanh có điện thoại sẵn sàng để các em gọi cho cha mẹ.

Tương tự như vậy, trong khi nhiều phụ huynh mong muốn có thể liên lạc với con mình trong trường hợp kinh khủng nhất là xảy ra vụ xả súng ở trường học. Trong trường hợp này, sẽ an toàn hơn nếu các em giữ im lặng và tập trung vào các hướng dẫn nhận được từ quản lý trường học hoặc cơ quan thực thi pháp luật.

Nếu trẻ em thực sự cần điện thoại để liên lạc với cha mẹ, có thể vì một số em có vấn đề sức khỏe và cần có thể liên lạc với ai đó trong trường hợp khẩn cấp, hoặc vì việc đón quá phức tạp đến mức không thể đặt trước thời gian và địa điểm, một lựa chọn đề xuất là điện thoại nắp gập kiểu cũ. Có một chiếc điện thoại như vậy cho phép trẻ nhắn tin hoặc gọi điện nhưng không thể đăng nhập vào các ứng dụng mạng xã hội.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: