Sự thật gây sốc đằng sau ‘bí quyết sống lâu trăm tuổi’

Loma Linda -CA. (Hình: Jabez Impano/Unsplash)

Mọi người thường ngưỡng mộ và ao ước khi nói đến những cụ ông, cụ bà có tuổi thọ hiếm hoi, những người “sống rất lâu” trên trăm tuổi với tỷ lệ rất cao ở các khu vực Blue Zones nổi tiếng. Nhưng nghiên cứu gần đây của Newman chứng minh hầu hết các trường hợp đều dựa trên dữ liệu mơ hồ hoặc không chính xác.

Saul Justin Newman, người làm việc tại Trung Tâm Nghiên Cứu Đại Học College London vừa tiết lộ với hãng thông tấn Pháp AFP việc hầu hết dữ liệu về tuổi thọ cao là không đúng sự thật.

Newman xác định được sai sót nghiêm trọng về mặt hành chính trong Blue Zones của thế giới, những khu vực được cho là nơi sinh sống của những nhóm dân số có tuổi thọ cao nhất hành tinh. Năm khu vực có một bộ phận đáng kể dân số sống đến 100 tuổi trở lên – Okinawa (Nhật Bản), Sardinia (Ý), Nicoya (Costa Rica), Kiaria (Hy Lạp) và Loma Linda (California) đều có thống kê về những người cao niên.

Nghiên cứu từ năm 2008 ở Costa Rica cho thấy, theo dữ liệu điều tra dân số trước đó, 42% người sống thọ của quốc gia này không trung thực về tuổi của mình. Ông cũng tìm thấy dữ liệu năm 2012 cho thấy 72% dân số trên 100 tuổi của Hy Lạp đã chết hoặc không có thật.

“Giấy tờ của họ vẫn ‘ổn.” Họ chỉ… chết thôi,” Newman nói.

Blue Zones là những khu vực trên thế giới mà người ta cho rằng con người sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn nhưng với một cách không cân xứng. Thuật ngữ này lần đầu tiên được các nhà nghiên cứu sử dụng vào năm 2004 khi nhắc đến đảo Sardinia của Ý. Năm sau, phóng viên Dan Buettner của National Geographic viết một bài báo có thêm đảo Okinawa của Nhật Bản, và thành phố Loma Linda của California.

Buettner thừa nhận với tờ New York Times rằng ông chỉ đưa Loma Linda vào vì biên tập viên nói với ông: “Bạn cần tìm ra khu vực xanh của nước Mỹ.” Phóng viên này cũng đã hợp tác với một số nhà nhân khẩu học để tạo ra thương hiệu phong cách sống Blue Zones và họ đã thêm  bán đảo Nicoya của Costa Rica, và đảo Ikaria của Hy Lạp vào danh sách.

Nghiên cứu của Newman xem xét dữ liệu về những người dân bình thường sống đến 100 tuổi và 110 tuổi ở Hoa Kỳ, Ý, Anh, Pháp và Nhật Bản. Trái ngược với những gì người ta mong đợi, ông phát hiện những người sống đến 100 tuổi lại thường đến từ những khu vực có hệ thống chăm sóc sức khỏe kém, mức độ nghèo đói cao, và việc lưu giữ hồ sơ lạc hậu.

Ông lấy ví dụ về người sống lâu nhất Nhật Bản, Sogen Kato, người đã “cố gắng” sống đến 111 tuổi.

Khi các quan chức đến thăm Kato vào ngày sinh nhật của ông năm 2010, họ phát hiện ra hài cốt ướp xác, và biết rằng ông có thể đã chết vào năm 1978. Gia đình ông sau đó bị bắt vì nhận tiền lương hưu của người chết trong ba thập niên. Kato là một trong 82% người Nhật “sống thọ,” khoảng 230,000 người, dù trên thực tế những người này đã chết hoặc mất tích.

Trong buổi nhận giải Ig Nobel, một phiên bản hài hước của giải Nobel, vào Tháng Chín, Newman nói: “Rất đơn giản, ‘bí quyết’ sống thọ là chuyển đến nơi mà giấy khai sinh không cần thiết, gian lận lương hưu và dạy con bạn nói dối.

Vậy thì cuối cùng là gì?

“Nếu bạn muốn sống lâu, bước đầu tiên là tập sống hết sức giản dị,” Newman nói. “Hãy nghe theo bác sĩ gia đình, tập thể dục, không uống rượu, không hút thuốc. Thế là xong!”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: