Ăn kiêng kiểu yo-yo, cái vòng lẩn quẩn nguy hiểm khó thoát!

(minh họa: Jamie Matociños/Unsplash)

Ăn kiêng kiểu yoyo khiến bạn chưa kịp vui vì được giảm cân thì nỗi lo buồn, suy tư, thất vọng ập đến, vì số cân cứ tăng lên vùn vụt.

Ăn kiêng kiểu yoyo là quá trình bạn ăn kiêng để xuống cân, sau đó tăng cân và rồi lại ăn kiêng thêm lần nữa để giảm cân. Sự tăng giảm của cân nặng giống như chuyển động của chiếc yoyo, nên mới được gọi là “ăn kiêng kiểu yo-yo”.

Nhưng quá trình biến động cân nặng này là nguyên nhân tạo ra những tác động tiêu cực một cách đáng kể đến sức khỏe thể chất lẫn tâm lý.

Trong một phân tích mới được công bố trên tạp chí Qualitative Health Research, các nhà nghiên cứu của North Carolina State University đã thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu rộng để tìm hiểu lý do tại sao nhiều người chọn cho mình một chu kỳ ăn kiêng yo-yo và rồi… làm thế nào để thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn này.

Theo Lynsey Romo, phó giáo sư truyền thông tại North Carolina State University và là đồng tác giả của thử nghiệm, ăn kiêng kiểu yo-yo khá phổ biến trong văn hóa Mỹ, với những khẩu phần ăn theo mốt và kế hoạch giảm cân nhanh chóng hoặc dùng thuốc theo đuổi lý tưởng sắc đẹp.

Cuộc nghiên cứu đã xem xét 36 người lớn tham gia, gồm 13 nam và 23 nữ. Tất cả những người này chia sẻ rằng họ muốn giảm cân do bị xã hội kỳ thị hoặc so sánh với những người nổi tiếng và đồng nghiệp trong công ty, khi thấy ai cũng thon thả, mà mình lại “chỗ cần thon nó thả, chỗ cần thả nó thon”.

Những người quyết tâm có được vóc dáng thon thả tham gia thử nghiệm, trải qua quá trình đạp xe để giảm cân, họ giảm và tăng trở lại hơn 11 pound.

Việc tăng cân trở lại khiến mọi người cảm thấy xấu hổ và tiếp tục bị người khác dèm pha, khiến những người tham dự cảm thấy tồi tệ hơn về bản thân so với trước khi họ bắt đầu quy trình giảm cân. Ngược lại, điều này đã khuyến khích những người tham gia thực hiện kế hoạch ăn uống khắc nghiệt hơn nữa, và do đó, chu kỳ này vẫn tiếp diễn, nhưng lại là cái vòng lẩn quẩn nguy hiểm khó thoát.

“Dựa trên những gì nghiên cứu, cũng như thí nghiệm hiện tại, chúng tôi khuyên hầu hết mọi người nên tránh ăn kiêng, trừ khi việc đó là cần thiết về mặt y tế. Phân tích của chúng tôi cũng cung cấp những hiểu biết sâu sắc về cách để mọi người chống lại các khía cạnh ngấm ngầm của việc đạp xe giảm cân và thách thức chu kỳ,” Romo cho biết.

Tác hại của việc ăn kiêng kiểu yo-yo

Theo các nhà nghiên cứu, nhiều người tham gia có các hành vi quản lý cân nặng vô chừng mực, chẳng hạn như ăn uống vô độ hoặc ăn và uống theo cảm xúc, hạn chế một số loại thức ăn và calo, lưu ý đến số lượng calo, căng thẳng về những gì họ đang tiêu thụ và những con số trên bàn cân, quay lại với những cách khắc phục nhanh chóng (chẳng hạn như khẩu phần ăn kiêng low-carb hoặc thuốc giảm cân), tập thể dục quá sức và tránh các giao lưu xã hội mà họ phải dùng thực phẩm, để giảm cân cấp tốc.

Trong quá trình ăn kiêng giảm cân, bạn mất chất béo nên dẫn đến giảm mức độ hormone leptin, một hormone giúp bạn cảm thấy no. Thông thường, chất béo tích trữ trong cơ thể giải phóng leptin vào máu. Điều này giúp cơ thể hiểu mình đang có nguồn năng lượng dự trữ và báo hiệu cho bạn ăn ít hơn.

Khi bạn giảm mỡ, leptin giảm và khiến cảm giác thèm ăn tăng do cơ thể cố gắng lấy lại nguồn dự trữ năng lượng vừa mất. Ngoài ra, việc mất khối lượng cơ bắp trong quá trình ăn kiêng khiến cơ thể càng muốn bù đắp năng lượng.

Hầu hết những ai áp dụng ăn kiêng giảm cân ngắn hạn đã tăng lại 30 – 65% số cân nặng giảm được trong vòng một năm. Ngoài ra, cứ ba người ăn kiêng để giảm cân thì có một người có cân nặng cao hơn cả khi chưa bắt đầu ăn kiêng.

(minh họa: Unsplash)

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ăn kiêng kiểu yoyo có thể khiến tỷ lệ mỡ cơ thể tăng cao. Trong giai đoạn tăng cân, bạn thường tăng chất béo nhiều hơn tăng khối lượng cơ bắp. Điều này có thể khiến tỷ lệ phần trăm mỡ trong cơ thể tăng cao. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những ai ăn kiêng kiểu yoyo có thể có tỷ lệ mỡ toàn cơ thể và ở bụng lớn hơn.

Khi thực hiện ăn kiêng giảm cân, cơ thể sẽ mất khối lượng cơ bắp cũng như lượng mỡ. Thế nhưng, chất béo có thể được bù đắp dễ dàng hơn cơ bắp sau khi bạn giảm cân. Điều này có thể khiến bạn mất cơ bắp nhiều hơn sau một khoảng thời gian. Tình trạng mất cơ bắp trong quá trình ăn kiêng này có thể dẫn đến giảm sức mạnh thể chất.

Điều nguy hiểm hơn, là ăn kiêng kiểu yoyo sẽ khiến bạn bị gan nhiễm mỡ – là tình trạng cơ thể dự trữ quá nhiều chất béo trong tế bào gan, có thể khiến gan thay đổi cách chuyển hóa chất béo và đường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và đôi khi có thể dẫn đến xơ gan.

Một nghiên cứu trên 15 người trưởng thành cho thấy những người tham gia tăng cân lại sau 28 ngày giảm cân. Cân nặng này chủ yếu là mỡ ở bụng. Mỡ bụng có nhiều khả năng dẫn đến bệnh tiểu đường hơn chất béo ở các vị trí khác trên cơ thể như cánh tay, chân hoặc hông.

Chứng béo phì là yếu tố nguy cơ gây gan nhiễm mỡ, nên tình trạng tăng cân khiến nguy cơ mắc chứng này tăng cao. Thế nhưng, một nghiên cứu trên chuột còn cho thấy trạng thái tăng cân và giảm cân liên tục như ăn kiêng kiểu yoyo cũng có thể gây gan nhiễm mỡ.

(minh họa: Elena Leya/Unsplash)

Việc thay đổi cân nặng liên tục có liên quan đến bệnh động mạch vành, một tình trạng khiến các động mạch cung cấp máu cho tim trở nên hẹp đi.  Theo một nghiên cứu trên 9,509 người trưởng thành, nguy cơ mắc bệnh tim phụ thuộc vào mức độ bạn giảm cân và tăng cân lại trong quá trình ăn kiêng kiểu yoyo. Cân nặng càng biến động nhiều, nguy cơ mắc bệnh về tim càng cao. Một đánh giá nghiên cứu khoa học cũng đã kết luận rằng sự thay đổi lớn về cân nặng trong một khoảng thời gian làm tăng gấp đôi tỷ lệ tử vong do bệnh tim.

Làm sao thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn?

Như vậy, ăn kiêng kiểu yoyo không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất mà còn có tác động tiêu cực tới tinh thần. Bạn có thể cảm thấy thất vọng khi thấy những nỗ lực giảm cân của mình thất bại.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng phần lớn những người tham dự thực sự không thể thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó một cách hoàn toàn. Romo chia sẻ: “Sự kết hợp giữa những kiểu suy nghĩ đã ăn sâu vào tâm trí, kỳ vọng của xã hội, văn hóa ăn kiêng tiêu cực và sự kỳ thị về cân nặng quá phổ biến khiến nhiều người khó mà thoát khỏi chu kỳ đó một cách hoàn toàn, ngay cả khi họ thực sự muốn.”

Thành công nhất thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn nguy hiểm này, chỉ là những người thực hiện được những thói quen ăn uống lành mạnh, chẳng hạn như tiêu thụ thực phẩm một cách đa dạng và sẽ ăn khi họ đói, thay vì coi thực phẩm là thứ cần được theo dõi, kiểm soát và tội lỗi.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Động lực
Về cơ bản, có hai điểm định nghĩa động lực là một quá trình quan trọng và phức tạp nhằm đạt được các mục tiêu, kích thích mong muốn trong…
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: