Bị tật ngủ gật, chớ coi thường!

(Hình minh họa: polina-zimmerman/Pexels)

Một cô gái ở North Carolina bị cái tật ngủ gật ở mọi lúc mọi nơi, được chẩn đoán mắc chứng ngủ rũ vô căn, một chứng rối loạn giấc ngủ mãn tính hiếm gặp.

Alyssa Davis, 26 tuổi, người mẫu kiêm chuyên gia tiếp thị kỹ thuật số, cứ bị ngủ gật ngay cả ở trường và trong các lớp học khiêu vũ. Cô nghĩ do mất ngủ, ngủ ít nên hay ngủ gật. Nhưng dù có ngủ đủ, cô cũng hay… buồn ngủ và thường xuyên có cảm giác rũ rượi, kiệt sức.

Tình trạng này cứ kéo dài khiến cô không còn tự tin vào bản thân mình, cô chẳng làm được gì lâu và làm gì cho ra hồn.

Từ nhỏ cô đã có triệu chứng này. Cô kể rằng mẹ cô thường xuyên phải đặt cô xuống ngủ, bất cứ lúc nào. Khi lên trung học, cô thường ngủ thiếp đi trong lớp. Davis từng đi gặp bác sĩ để hỏi về tình trạng này của mình, nhưng họ bảo cô “chỉ cần uống cà phê,” cho tỉnh táo. Có người còn nói cô… lười biếng. Cô rất bực mình và chán nản. Cho đến một ngày kia vào năm 2017, cô liên lạc được với một chuyên gia về giấc ngủ, người này gợi ý cô tham gia một nghiên cứu về giấc ngủ, yêu cầu cô phải ngủ liên tục trong 14 giờ. Kết quả cho thấy cơ thể cô không bao giờ đạt đến trạng thái ngủ sâu cần thiết, và chẩn đoán cô mắc chứng ngủ rũ vô căn.

Theo trang tin tức của Sleep Foundation, chứng ngủ rũ vô căn là một loại rối loạn giấc ngủ mãn tính hiếm gặp, đặc trưng bởi tình trạng buồn ngủ quá mức không rõ nguyên nhân, chỉ ảnh hưởng đến 50 trong số một triệu người. Các triệu chứng bao gồm chóng mặt hoặc choáng váng khi đứng, đau đầu, tê liệt khi ngủ trong thời gian ngắn và sương mù não.

Davis vẫn phải vật lộn với cái tật ngủ gật của mình, mãi cho đến năm 2021, loại thuốc đầu tiên điều trị chứng ngủ rũ vô căn được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm chấp thuận cho người lớn sử dụng. Davis đang trong quá trình thực hiện một nghiên cứu về giấc ngủ khác để cô có thể bắt đầu được điều trị.

Cô rất muốn chia sẻ câu chuyện của mình để nâng cao nhận thức của mọi người về chứng rối loạn giấc ngủ và khuyến khích những ai đang bị giống cô thì nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế phù hợp.

Đối với Davis, hành trình chữa trị cho cái tật kỳ cục này, không dễ dàng chút nào, nhưng dù sao bệnh của cô đã được đặt tên, chứ không phải cô lười biếng. Và phương pháp điều trị sắp tới chính là “phao cứu sinh” giúp cô có được cuộc sống tốt đẹp hơn.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: