Căng thẳng thường xuyên, dễ bị tăng đường huyết

Căng thẳng thường xuyên, dễ bị tăng đường huyết. (Hình minh họa: Yosi Prihantoro/Unsplash)

Căng thẳng là một trạng thái có tác động rất lớn đến sức khỏe và mặc dù chúng ta thường nghĩ nó chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng của mình, nhưng sự thật là căng thẳng cũng có những tác động sâu sắc đến cơ thể, bao gồm cả khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu.

Khi hormone căng thẳng được giải phóng, nồng độ insulin giảm xuống, làm tăng lượng đường trong máu. Điều này đặc biệt nghiêm trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.

Hầu hết chúng ta đều liên kết lượng đường trong máu tăng đột biến với việc lựa chọn khẩu phần ăn uống, chẳng hạn như ăn quá nhiều đường hoặc quá nhiều carbs. Nhưng nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể chúng ta điều chỉnh lượng đường trong máu, bao gồm mất nước, tiếp xúc với nhiệt độ và ánh nắng mặt trời, và bỏ bữa. Căng thẳng, bao gồm hoàn cảnh sống, bệnh tật và thiếu ngủ, cũng là một yếu tố góp phần làm gia tăng lượng đường trong máu.

Khi bạn căng thẳng, “phản ứng căng thẳng” sẽ được kích hoạt trong cơ thể bạn. Điều này sẽ khiến một loạt hormone, bao gồm cả cortisol, được giải phóng. Cortisol có thể ảnh hưởng đáng kể đến cơ thể chúng ta, bao gồm phản ứng viêm, hệ thống miễn dịch và quá trình trao đổi chất.

Ngoài ra, khi mức độ căng thẳng ngày càng tăng, bạn có nhiều khả năng ăn kém, bỏ bữa và ngủ không ngon giấc, tất cả những điều này cũng đều góp phần gây ra các vấn đề về lượng đường trong máu không được kiểm soát.

Một số yếu tố nguy cơ nhất định có thể đặc biệt làm tăng khả năng bạn gặp phải vấn đề về lượng đường trong máu liên quan đến căng thẳng, bao gồm:

Có tiền sử trầm cảm;
Trải qua căng thẳng mãn tính liên quan đến công việc;
Trải qua nghịch cảnh sớm trong cuộc sống;
Có xu hướng phản ứng với căng thẳng bằng cách lựa chọn thực phẩm không lành mạnh, giảm hoạt động thể chất và bỏ bê việc dùng thuốc trị tiểu đường.

Biến chứng của căng thẳng và lượng đường trong máu
Cả căng thẳng và thay đổi lượng đường trong máu đều có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần của một người.

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, căng thẳng có thể khiến bạn khó điều chỉnh huyết áp hơn và có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim; gặp khó khăn hơn trong việc tiếp tục các thói quen hàng ngày xung quanh việc điều chỉnh lượng đường trong máu và khiến cơ thể bạn suy kiệt.

Khó tập trung khi làm việc là một trong những dấu hiệu của stress. (Minh họa: Getty Images)

Tăng huyết áp, tăng nhịp tim cũng khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Nếu bạn bị huyết áp tăng đột biến do căng thẳng, bạn có thể gặp các triệu chứng như mệt mỏi hoặc trầm cảm. Nếu huyết áp của bạn xuống quá thấp, bạn có thể cảm thấy bồn chồn, không vui và lo lắng.

Căng thẳng không phải là điều thường được chẩn đoán. Đó là một tâm trạng, trạng thái cảm xúc khá phổ biến mà hầu như mọi người trong chúng ta thỉnh thoảng gặp phải. Căng thẳng là một phản ứng điển hình trước những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, bao gồm cả trong các mối quan hệ, công việc hoặc phản ứng trước các sự kiện thế giới.

Tuy nhiên, đôi khi căng thẳng có thể trở thành mãn tính và trong trường hợp này, bạn có thể được chẩn đoán mắc chứng rối loạn căng thẳng. Hai rối loạn căng thẳng phổ biến là rối loạn căng thẳng cấp tính và rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD). Cả hai đều là những phản ứng căng thẳng liên quan đến các sự kiện sang chấn, nhưng rối loạn căng thẳng cấp tính được chẩn đoán trong vòng khoảng một tháng kể từ khi xảy ra sự kiện, và PTSD được chẩn đoán khi căng thẳng kéo dài quá một tháng.

(theo Verywell Mind)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: