Chứng sợ âm thanh, đáng sợ thế nào?

(Hình minh họa: Melanie Wasser/Unsplash)

PLOS ONE ước tính ít nhất 18% số người trong nghiên cứu có các triệu chứng sợ âm thanh và điều này gây ra gánh nặng đáng kể trong cuộc sống của họ. Con số này tương đương với gần 1/5 dân số, phổ biến hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.

Những người này cảm thấy khó chịu với một số âm thanh nhất định. Có thể là tiếng nhai, tiếng uống nước, tiếng ngọ nguậy hoặc tiếng hít thở. Đôi khi chỉ là tiếng ai đó gõ bàn phím, tiếng bấm bút hoặc thậm chí là tiếng thở mạnh. Không chỉ là một nỗi ám ảnh, những âm thanh như thế này có kích hoạt phản ứng thái quá ở một số người.

Một nghiên cứu mới trên tạp chí PLOS ONE của Anh cho thấy hiện nay có nhiều người mắc chứng sợ âm thanh hơn chúng ta nghĩ.

Sợ âm thanh là một bất thường ở não gây ra phản ứng cấp tính với những âm thanh cụ thể, thường có âm lượng thấp. Vì tình trạng này chưa được hiểu rõ nên những người mắc chứng sợ âm thanh gặp khó khăn trong việc thuyết phục người khác rằng vấn đề của họ không phải là một dạng bệnh tâm thần.

Sợ âm thanh có thể ở mức độ từ nhẹ đến nặng. Một số người báo cáo về một loạt các phản ứng sinh lý và cảm xúc, kèm theo nhận thức. Các phản ứng nhẹ bao gồm lo lắng, khó chịu, ghê tởm hoặc muốn bỏ trốn. Các phản ứng nghiêm trọng hơn bao gồm tức giận, hoảng loạn, sợ hãi và đau khổ về mặt cảm xúc.

Theo nghiên cứu, phản ứng phổ biến nhất mà những người mắc chứng sợ âm thanh báo cáo là kích ứng, ngoại trừ trường hợp nhai to, khi đó phản ứng ghê tởm thường xảy ra nhiều hơn. Nhiều âm thanh thường được báo cáo là tác nhân gây ra chứng sợ âm thanh cũng rõ ràng gây khó chịu cho những người không mắc chứng này. Tuy nhiên, có những khác biệt chính trong các phản ứng thái quá ở chứng sợ âm thanh. Các nhà nghiên cứu tìm cách đánh giá một người về các dấu hiệu và mức độ nghiêm trọng của tình trạng.

Ví dụ, âm thanh của hơi thở hoặc nuốt bình thường không gây ra cảm giác nào ở hầu hết mọi người. Sự khác biệt chính là phản ứng tức giận và hoảng loạn được báo cáo bởi những người mắc chứng sợ âm thanh, so với sự kích thích nhẹ mà dân số nói chung gặp phải.

Mặc dù nghiên cứu cho thấy chứng sợ âm thanh là tình trạng tương đối phổ biến, nhưng cần phải nghiên cứu thêm để xác định thời điểm nào tình trạng này trở nên nghiêm trọng và có nhu cầu điều trị.

Có một số cách mà những người mắc chứng sợ âm thanh có thể đối phó với hội chứng này.

-Xác định các tác nhân gây ra, tìm cách giảm thiểu âm thanh gây ra khi có thể
-Phát triển các chiến lược và kỹ thuật đối phó thông qua các hình thức trị liệu tâm lý để giúp giảm thiểu các phản ứng nghiêm trọng
-Đeo nút tai hoặc tai nghe chống ồn
-Thử sử dụng tiếng ồn trắng, hồng hoặc nâu.

(theo The Healthy)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: