Vì sao chúng ta hay đầy bụng sau khi ăn?

Khi ăn quá nhanh, bao tử sẽ phải hoạt động liên tục để có thể theo kịp và điều chỉnh thức ăn bỏ miệng vào. (Hình: Gor Davtyan/Unsplash)

SANTA MONICA, California (SGN) – Đầy hơi là một trong những triệu chứng rất phổ biến trong thời đại hiện nay, khi cuộc sống ngày càng bận rộn, cuốn con người cũng bận rộn theo. Khi đời sống rộn ràng hơn thì căn bệnh về đường tiêu hóa, đầy hơi lại nhiều hơn.

Trung tâm Tiêu Hóa Quốc Gia Hoa Kỳ cho biết, cứ một trong năm người Mỹ lại bị chứng đầy bụng sau khi ăn xong.

Vậy lý do gì khiến chúng ta lại dễ bị đầy hơi, đầy bụng sau khi ăn?

1. Ăn quá nhanh và ăn quá nhiều cùng lúc

Chuyên gia dinh dưỡng Melissa Hooper ở Los Angeles cho biết, khi ăn quá nhanh, bao tử sẽ phải hoạt động liên tục để có thể theo kịp và điều chỉnh thức ăn bỏ miệng vào, điều này sẽ khiến bạn có cảm giác đầy bụng. Thông thường, bao tử cần mất ít nhất 20 phút để chuyển tín hiệu lên bộ não biết rằng cơ thể đã no. Vì vậy, việc ăn quá nhanh và ăn quá nhiều cùng lúc sẽ khiến dạ dày làm việc quá công suất, dẫn đến tình trạng no căng nhưng lại gây khó chịu.

2. Một số thực phẩm gây đầy hơi, ợ chua

Theo chuyên gia dinh dưỡng Niket Sonpal ở New York, các loại rau thuộc họ cải, tuy có nhiều chất xơ cung cấp cho cơ thể nhưng chúng cũng góp phần khiến bạn bị đầy hơi. Các loại cải như bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, cải brussel sprout nên ăn một lượng vừa đủ chứ không nên ăn quá nhiều.

Thứ hai, các chất làm ngọt nhân tạo, chẳng hạn như aspartame, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xấu trong đường ruột hoạt động và phát triển, khiến bạn luôn có cảm giác khó chịu sau khi ăn.

Bên cạnh đó, thông thường, chất béo thường khó tiêu hơn là protein và tinh bột, vì vậy, thực phẩm giàu chất béo khiến bao tử phải hoạt động nhiều hơn.

Cuối cùng là thực phẩm có hàm lượng fructose cao, thường là các thực phẩm chế biến sẵn, hay làm khó hệ thống tiêu hóa.

3. Nhạy cảm với FODMAPs

FODMAPs là từ viết tắt của các loại tinh bột như fermentable oligosaccharides, disaccharides, monosaccharide và polyols. Một số người có cơ địa đặc biệt, rất nhạy cảm với các tinh bột này và nếu ăn nhiều, nó có thể khiến người đó bị đầy bụng.

Theo trung tâm Standford Healthcare, FODMAPs thường có trong thành phần fructose từ trái cây, mật ong và corn syrup; lactose trong thực phẩm có bơ, sữa; fructan hay còn gọi là inulin có trong hành, tỏi và lúa mì; galactan trong các loại hạt đậu; và chất polyol trong các chất làm ngọt như sorbitol, mannitol, xylitol và maltitol.

4. Bị táo bón

Theo một cuộc nghiên cứu của Gastroenterology & Hepatology, khoảng 80% những người bị táo bón đều có triệu chứng bị đầy hơi nghiêm trọng. Bên cạnh đó, trung tâm Mayo Clinic cho biết, nếu bạn đi “number 2” nhiều nhất là ba lần trong một tuần, bạn được coi là bị táo bón.

Trong hầu hết các trường hợp, táo bón có nhiều nguyên nhân, có người bị mãn tính, tốt nhất là bạn nên gặp bác sĩ điều trị tiêu hóa để đưa ra kế hoạch kiểm soát triệu chứng cũng như tìm ra nguyên nhân gốc rễ.

5. Bị hội chứng IBS

IBS là viết tắt từ Irritable Bowel Syndrome, là hội chứng ruột bị kích thích, một loại bệnh liên quan đến đường ruột mà có đến từ 10% đến 15% người Mỹ mỗi năm mắc phải.

Theo trung tâm The American College of Gastroenterology, 96% những người bị IBS đều có triệu chứng bị đầy hơi, một số khác có them triệu chứng đau bụng, táo bón, bị tiêu chảy hoặc bị cả hai.

Bên cạnh đó, đa số phụ nữ thường dễ bị IBS hơn là nam giới. Để giảm nguy cơ bị IBS, bạn nên có một kế hoạch ăn uống lành mạnh, sống giảm bớt căng thẳng và thay đổi lối sống tốt hơn. (N.A)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: