Hãy đối xử tốt với bộ não

(minh họa: Gaspar Uhas/Unsplash)

Mọi hoạt động suy nghĩ quyết định trong cuộc đời chúng ta đều đến từ những suy nghĩ trong bộ não mà ra, vì vậy, hãy đối xử tốt với bộ não của mình.

Có khoảng 86 tỷ tế bào thần kinh trong não. Phần lớn tế bào thần kinh này chỉ được sinh ra một lần. Số lượng tế bào não giảm dần theo thời gian hoặc giảm hay do các các tổn thương vùng não (đột quỵ hay cao huyết áp).

Cách đây nhiều năm, nhiều người cho rằng các tế bào não chúng ta không có khả năng tái tạo và phục hồi. Đến những năm 2000, các nhà nghiên cứu lần đầu tiên chỉ ra não khỉ có thể tạo ra thêm các tế bào thần kinh ở vùng hồi hải mã (Hippocampus). Nghiên cứu cũng chỉ ra các tế bào thần kinh này, vùng quan trọng trong việc củng cố trí nhớ, có thể phát triển và tái tạo thêm. Điều này giải thích vì sao luyện tập trí nhớ và tập thể dục là một cách quan trọng để giữ trí nhớ.

Vì vậy, điểm mấu chốt cơ bản để “bổ não” là đối xử tốt với não bộ, đừng để các hoạt động gây tổn hại não xảy ra thường xuyên thì nó sẽ tự phục hồi nhanh chóng.

Điểm mấu chốt cơ bản để “bổ não” là đối xử tốt với não bộ, đừng để các hoạt động gây tổn hại não xảy ra thường xuyên thì nó sẽ tự phục hồi nhanh chóng. (minh họa: Unsplash)

Dưới đây là bảy cách đối xử tốt với bộ não:

1.Ngủ đầy đủ

Giấc ngủ là chìa khóa quan trọng giúp cơ thể chúng ta tái tạo và phục hồi sau một ngày căng thẳng. Các nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ là một cách gây tổn hại não thường gặp nhất.

2.Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục đều đặn khiến quá trình lão hóa của não bộ chậm lại, máu huyết lưu thông tốt, giúp các tế bào hỗ trợ thần kinh khỏe mạnh, nhờ vậy có một bộ não khỏe mạnh. Các bạn nhớ tập thể dục ba lần mỗi tuần, mỗi lần ít nhất 15 phút để có kết quả tốt.

3.Kiểm tra huyết áp hàng ngày

Cao huyết áp là căn bệnh giết người thầm lặng vì thường không có triệu chứng. Cao huyết áp dẫn đến xơ vữa động mạch ở não, dẫn đến thiếu máu cục bộ, làm tổn thương các vùng li ti trong não, và lâu dài dẫn đến mất trí nhớ do một phần tế bào não bị chết. Vì vậy, việc kiểm tra huyết áp và duy trì huyết áp ổn định sẽ giúp cho não chúng ta khỏe hơn.

4.Dinh dưỡng cân bằng

Với người Việt, ăn nhiều cá, ít thịt đỏ, nhiều rau cải tươi, trái cây tươi giàu vitamin, kết hợp với hạt và ngũ cốc cũng là một lựa chọn tốt. Nên ăn uống đa đạng, ăn ít nhưng ngon, chú trọng vào chất lượng chứ không phải số lượng.

Cá hồi giàu giàu vitamin B12 và omega-3, giúp thúc đẩy sự phát triển não bộ khỏe mạnh và tâm trạng của trẻ vui vẻ hơn. (minh họa: Unsplash)

5.Kiểm tra đường huyết, mỡ máu và các chỉ số máu khác

Thường xuyên kiểm tra các chỉ số xét nghiệm về đường huyết và cholesterol LDL, vì những chỉ số này cao có thể tăng rủi ro bệnh tim mạch và đột quỵ. Kiểm tra nồng độ acid uric thường xuyên với bệnh gout để giảm tổn thương mạch máu và khớp do acid uric gây ra. Kiểm tra các chức năng thận, gan, và tuyến giáp để đảm bảo não nhận được lượng máu và dinh dưỡng tối ưu.

6.Tập thể dục não

Não chúng ta cũng như cơ thể, cần có các bài tập thể dục để não tiếp tục phát triển. Các nghiên cứu chỉ ra rằng đọc sách (chứ không phải lướt mạng xã hội) là một cách hiệu quả giúp não bộ luyện tập. Khi đọc sách, chúng ta tập cho não kỹ năng phân tích, nhớ và tổng hợp vấn đề. Bạn cũng có thể học thêm một số kỹ năng mới như nhảy, làm bánh, chơi đàn, học để lấy thêm một bằng đại học khác, hoặc học bất kỳ cái gì thú vị sẽ khiến não chúng ta kích thích hơn.

7.Tham gia các hoạt động xã hội

Kết nối với những người thân giúp não chúng ta khỏe hơn. COVID-19 khiến nhiều người ở nhà, không gặp mặt hay nói chuyện thường xuyên với bạn bè, dẫn đến trầm cảm và mất trí nhớ. Các nghiên cứu chỉ ra cuộc sống có giao tiếp xã hội giúp não hoạt động tốt hơn, gặp nhau trực tiếp là cách hữu hiệu nhất thay vì gặp online hay qua mạng xã hội. Cần lưu ý với mạng xã hội như Facebook hay Youtube vì khi dùng nhiều quá các ứng dụng này, thay vì kết nối với mọi người thì con người lại càng cảm thấy cô đơn hơn.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: