Không nên quá tin tưởng vào nước rửa trái cây

(Hình minh họa: okeykat/Unsplash)

Thuốc trừ sâu trên sản phẩm tươi không chỉ nằm ở lớp vỏ, mà còn “ăn vào bên trong” của trái, nên dùng nước rửa cũng không an toàn.

Trong khi nhiều người rửa trái cây và rau để loại bỏ các chất cặn hóa học này, thì nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng thuốc trừ sâu có khả năng thấm qua lớp vỏ của những loại thực phẩm này và vào phần ăn được bên trong.

Dondong Ye, giáo sư tại Anhui Agricultural University ở Trung Quốc, nói với Newsweek: “Mặc dù cộng đồng khoa học, bao gồm cả các cơ quan quản lý có liên quan, đều biết rằng việc rửa trái cây và rau không loại bỏ được các chất cặn thuốc trừ sâu, nhưng độ sâu thâm nhập và sự phân bố không gian của thuốc trừ sâu vẫn chưa được đánh giá.”

Giáo Sư Ye và các đồng nghiệp phát triển một kỹ thuật hình ảnh mới để phát hiện ngay cả mức độ nhiễm thuốc trừ sâu thấp trong trái cây và rau. “Công trình này có thể hình dung sự phân bố không gian của nồng độ cực thấp các chất phát hiện và đưa ra các khuyến nghị để cải thiện sức khỏe và tránh tiêu thụ thuốc trừ sâu,” Ye cho biết.

]Công nghệ này hoạt động bằng cách đặt một màng mỏng, linh hoạt lên bề mặt của trái cây và rau quả để khuếch đại các tín hiệu của một kỹ thuật hình ảnh gọi là quang phổ Raman, cho phép phát hiện các hóa chất ở các độ sâu và nồng độ khác nhau.

Tại Hoa Kỳ, khoảng một tỷ pound thuốc trừ sâu thông thường được sử dụng hàng năm để kiểm soát cỏ dại, côn trùng và các loài gây hại khác, theo báo cáo của Cục Khảo Sát Địa Chất Hoa Kỳ (US Geological Survey).

(Hình minh họa: Giorgio Trovato/Unsplash)

Tác động của các hóa chất này đối với sức khỏe phụ thuộc vào loại thuốc trừ sâu được sử dụng, nhưng các hóa chất nông nghiệp phổ biến như carbendazim và thiram có liên quan đến sự gián đoạn phát triển và nội tiết tố và tác dụng gây độc thần kinh. Tuy nhiên, vẫn không rõ sẽ cần tiếp xúc bao nhiêu để thấy được những tác động này.

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nano Letters, nhóm các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ của họ trên những quả táo đã được phun thuốc trừ sâu hàng ngày để khám phá mức độ sâu mà các hóa chất này có khả năng xâm nhập vào phần cùi của quả.

Sau khi rửa táo, nhóm nghiên cứu vẫn thấy dấu hiệu của cả hai loại thuốc trừ sâu trên vỏ táo cũng như ở các lớp ngoài cùng của phần cùi thịt của trái cây. Điều này cho thấy thuốc trừ sâu thấm vào lớp cùi và các hoạt động làm sạch trái cây truyền thống không thể loại bỏ hoàn toàn thuốc trừ sâu.

Ye thêm vào: “Tôi và các đồng nghiệp tin rằng ngoài dữ liệu kỹ thuật, lời khuyên về sức khỏe khi kết thúc công trình này còn quan trọng hơn. Ví dụ với táo, chỉ cần gọt vỏ là tránh được thuốc trừ sâu gần như hoàn toàn. Do đó, chúng tôi khuyên người trồng trọt chỉ sử dụng thuốc trừ sâu khi cần thiết và tuân thủ.”

Công trình này là một bước tiến trong khoa học phát hiện và nghiên cứu sâu hơn sẽ đòi hỏi sự hợp tác liên ngành, bao gồm độc tính mãn tính của thuốc trừ sâu, phát triển thuốc trừ sâu xanh và chu trình thuốc trừ sâu trong hệ sinh thái.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: