Làm thế nào để tránh vi khuẩn E.coli từ món salad

(Hình minh họa: Farhad Ibrahimzade/Unsplash)

Dĩa salad bao giờ trông cũng thật xanh mát và hấp dẫn trên bàn ăn, nhất là khi được trộn chung với cà chua đỏ, hành tím, ô liu đen, thật nhiều màu sắc.

Tuy nhiên, món rau sống hấp dẫn này cần được rửa sạch đúng cách để tránh một loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe: E. coli.

Một số mặt hàng thực phẩm phổ biến, bao gồm bánh mì sandwich, các món có rau sống như gỏi cuốn và các hộp salad đóng gói sẵn được bán ở các siêu thị cũng có khả năng nhiễm vi khuẩn E. coli.

Hầu hết các loại vi khuẩn E. coli được biết đến với tác hại là nguyên nhân gây ra tiêu chảy tạm thời và thoáng qua, hay một số những nhiễm trùng nặng đường ruột dẫn đến bệnh cảnh nặng hơn với tiêu chảy, đau bụng và sốt.

Vi khuẩn E. Coli có một số vai trò nhất định trong cơ thể người, như: ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa; Kích thích hệ miễn dịch của cơ thể; Sản xuất các chất có lợi cho cơ thể: vitamin K, biotin,.. Chuyển hóa chất đường trong cơ thể.

Ngoài những vai trò quan trọng kể trên, tác hại của vi khuẩn E. Coli là nguyên nhân gây các bệnh về đường tiêu hóa như:

-Tiêu chảy hay còn gọi là nhiễm độc thức ăn: Người bệnh có biểu hiện sốt, tiêu chảy, nôn. Biến chứng nặng xảy ra thường là do tiêu chảy nhiều mà không được bù dịch kịp thời dẫn đến trụy mạch, rối loạn tuần hoàn, suy thận…

-Nhiễm khuẩn huyết là khi vi khuẩn này xâm nhập vào đường tiêu hóa rồi tiếp tục xâm nhập vào các mạch máu trong cơ thể làm tổn thương các tạng lân cận như tim, thận, não khiến người nhiễm E. Coli có thể tử vong.

-Nhiễm khuẩn đường tiểu do vi khuẩn E. coli, đi từ bộ phận cuối cùng của đường tiêu hóa là hậu môn sang lỗ tiểu ngoài, đi ngược dòng vào đường niệu. Hoặc là vi khuẩn E. Coli gây nhiễm khuẩn huyết và vi khuẩn từ máu bệnh nhân đi khắp cơ thể, đến đường niệu và gây nhiễm khuẩn đường tiểu.

-Viêm màng não và các nhiễm khuẩn khác trong hệ thống tiêu hóa.

Con đường phổ biến nhất khiến bạn nhiễm E. coli là thông qua đường ăn uống. Những thực phẩm dễ bị ô nhiễm bởi vi khuẩn E. coli và gây bệnh cho con người bao gồm:

Thịt: Thịt dễ bị nhiễm vi khuẩn E. coli trong quá trình giết mổ. E.coli có trong ruột động vật bám vào các miếng thịt, đặc biệt là khi thịt của nhiều loại động vật được xay chung với nhau. Do đó, nếu bạn ăn thịt chưa nấu chín kỹ thì có thể bị nhiễm E. coli.

Sữa chưa tiệt trùng: Nếu E. coli có trên bầu vú của bò hoặc bám vào các thiết bị vắt sữa thì có thể truyền sang sữa tươi. Khi bạn uống sữa hoặc dùng các sản phẩm từ nguồn sữa chứa vi khuẩn thì sẽ nhiễm bệnh.

Trái cây và rau: Cây trồng mọc gần các trang trại chăn nuôi gia súc cũng có thể bị ô nhiễm khi phân động vật chứa E. coli cùng với dòng chảy, nước mưa tràn vào cánh đồng hoặc khu vực trồng trọt. Do đó, nếu bạn không rửa kỹ trái cây, rau củ thì có thể nhiễm E. coli khi ăn những thực phẩm này.

Nếu bạn không rửa kỹ trái cây, rau củ thì có thể nhiễm E. coli khi ăn những thực phẩm này. (Hình minh họa: Unsplash)

Thời gian ủ bệnh do nhiễm E. coli thường từ 3 đến 4 ngày. Điều này nghĩa là các dấu hiệu, triệu chứng của tình trạng nhiễm khuẩn E. coli thường bắt đầu từ ba đến bốn sau khi tiếp xúc với vi khuẩn. Tuy nhiên, đôi khi thời gian ủ bệnh rất ngắn chỉ 1 ngày hoặc dài nhất là 10 ngày.

Các triệu chứng nhiễm E. coli ở mỗi người có thể diễn tiến khác nhau nhưng thường bao gồm:

Đau bụng dữ dội; Tiêu chảy ra nước và có thể kèm theo máu; Buồn nôn, nôn mửa; Mệt mỏi, chán ăn; Sốt nhẹ (chỉ xuất hiện ở một số người bệnh).

Các biện pháp phòng ngừa mà mọi người có thể thực hiện để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh E. coli.

1.Rửa tay
Điều quan trọng là phải thực hành rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước ấm, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, xử lý thực phẩm sống.

2.Rửa kỹ sản phẩm
Tất cả trái cây và rau quả phải được rửa đúng cách dưới vòi nước chảy mạnh trước khi ăn, ngay cả đối với sản phẩm được gọt vỏ, để tránh truyền chất gây ô nhiễm từ bề mặt vào bên trong.

3.Nấu thịt ở nhiệt độ thích hợp
Nấu thịt ở nhiệt độ bên trong thích hợp cũng là điều cần thiết để tiêu diệt mọi vi khuẩn có hại.

4.Tránh lây nhiễm chéo
Tránh lây nhiễm chéo bằng cách sử dụng thớt và dụng cụ riêng cho thịt sống và các thực phẩm chín khác.

Để phòng ngừa thêm, những người từng có các triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa nên tránh chuẩn bị thức ăn cho người khác cho đến ít nhất 48 giờ sau khi các triệu chứng chấm dứt.

Thường xuyên vệ sinh và khử trùng bề mặt bếp, đồ dùng và thớt cũng có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn.

(tổng hợp)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: