Bạn không phải là người lớn duy nhất hay thức dậy sớm. Các chuyên gia về giấc ngủ vừa tiết lộ chính xác lý do những thói quen thời trẻ, giờ chỉ là quá khứ, ví dụ ‘ngủ nướng’.
Sau một tuần dài làm việc, ý tưởng tắt đồng hồ báo thức để ngủ thẳng cẳng nghe có vẻ hay, nhưng khi chúng ta già đi, nhiều người cảm thấy khó khăn trong việc nằm lâu trên giường, và đồng hồ báo thức dường như chẳng cần thiết nữa.
Quãng thời gian khi còn là một thiếu niên cần được cha mẹ đánh thức, một cái vỗ nhẹ vào vai hoặc thậm chí hét tướng lên vào lỗ tai, đã qua lâu rồi. Theo các chuyên gia, có hai lý do liên quan đến bộ não và đôi mắt, khiến bạn thức dậy sớm hơn khi lớn tuổi.
Bác sĩ Sairam Parthasarathy, giám đốc The Center for Sleep and Circadian Sciences tại đại học University of Arizona Health Sciences, nói với HuffPost: “Hệ thống dây điện của não có thể không cảm nhận được… và phản ứng tốt với các đầu vào như bình thường vì đó là một bộ não đang lão hóa. Đây đều là những gì chúng ta gọi là người cho đi thời gian, hoặc họ dành thời gian cho bộ não.”
Điều này có nghĩa là não của người trẻ có khả năng hoạt động hiệu quả hơn người lớn tuổi. Việc không thể cảm nhận được “dấu hiệu thời gian”, tức là khi nào nên thức dậy, khi nào nên nằm, có tác động lớn đến việc ra quyết định của bạn.
Cindy Lustig, giáo sư tâm lý học tại The University of Michigan, cho biết: “Giống như hầu hết mọi thứ thay đổi theo tuổi tác, không chỉ có một lý do mà chúng đều có mối liên hệ với nhau.”
Đôi mắt của bạn cũng quan trọng không kém. “Thật thú vị, một trong những lý do dường như là những thay đổi về thị giác đi kèm với tuổi tác làm giảm cường độ mức độ kích thích ánh sáng mà não chúng ta nhận được, điều này đóng vai trò quan trọng trong việc ‘thiết lập’ đồng hồ sinh học và giữ cho nó luôn đúng giờ.”
Parthasarathy nói thêm: “Nếu bị đục thủy tinh thể, ánh sáng buổi tối sẽ không chiếu vào mắt nhiều, vì vậy, theo não bộ, hoàng hôn sẽ sớm hơn so với thời điểm nó thực sự lặn.” Não bộ của bạn ngủ sớm hơn dẫn theo việc bạn sẽ tỉnh dậy sớm hơn. Muốn không thức dậy sớm, hãy khép rèm cửa lại để ánh sáng bên ngoài lọt vào, và có thể kéo dài giấc ngủ.
Nhân tiện, những bậc cha mẹ luôn nói với con cái mình về tầm quan trọng của việc ngủ đủ ‘tám giờ’ mỗi đêm, điều này nghe khá có lý.
Bác sĩ Dan Friederich cảnh báo mọi người về những hậu quả gây nguy hiểm đến tính mạng tiềm ẩn khi chỉ ngủ từ bốn đến năm tiếng một ngày. Ông hỏi những người theo dõi trên TikTok của mình: “Bạn có nghĩ rằng mình có khả năng sống sót chỉ với bốn đến năm giờ ngủ mỗi đêm không?” Là bác sĩ chuyên khoa mắt đến từ St. Louis, Missouri, từng đoạt nhiều giải thưởng, ông khẳng định rằng ngủ không đủ giấc là nguyên nhân dẫn đến ‘chết sớm’.
“Và vì vậy, các nghiên cứu đã nhiều lần chỉ ra rằng thời lượng ngủ tối ưu là từ sáu đến tám tiếng mỗi đêm, tốt nhất là bảy tiếng. Nếu bạn ngủ nhiều, hơn chín tiếng/đêm, thì điều đó cũng không tốt cho sức khỏe của bạn. Nhưng ngủ ít hơn năm tiếng là điều tồi tệ nhất. Tỷ lệ tử vong tăng cao trên mọi diện, bệnh tim mạch, tất cả các loại bệnh đều liên quan đến việc ngủ ít.”
(theo Ladbible)