Mang thai sau 35 tuổi có tốt cho mẹ và em bé?

Cột mốc 35 từ lâu được coi là đường ranh giới giữa một thai kỳ khỏe mạnh và có nguy cơ rủi ro cao. (Hình: Anna Hecker/Unsplash)

NEW YORK CITY, New York (SGN) – Lên kế hoạch cho việc có con là một trong những mối quan tâm của phụ nữ hiện đại. Khác với ngày xưa, phụ nữ lấy chồng, sinh con sớm, làm hậu phương ở nhà thì ngày nay phụ nữ hiện đại thường có xu hướng chăm lo sự nghiệp vững vàng rồi mới nghĩ đến chuyện có con. Vì vậy phụ nữ kết hôn và làm mẹ trễ hơn so với ngày xưa rất nhiều.

Liệu có con trễ có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi hay không?

Phụ nữ mang thai và sinh con khi trên 35 khá phổ biến tại Mỹ

Theo biên tập viên mục sức khỏe của tạp chí Self, Laura Kenney, cô mang thai đầu lòng khi 33 tuổi, đứa thứ hai khi 36 tuổi và đứa thứ ba khi 39 tuổi. Lúc mang thai lần đầu tiên, biên tập viên Kenney cho biết, cô là người đầu tiên trong nhóm bạn lên chức làm mẹ.

“Thông thường, phụ nữ Mỹ hay cố gắng chăm lo sự nghiệp cho tốt trước, đồng thời, họ chỉ sẵn sàng có con khi gặp đúng người,” Giáo Sư Mary Jane Minkin, giảng dạy tại trường Đại Học Yale Medical School, cho biết.

Bên cạnh đó, việc khoa học ngày càng tiến bộ, các công nghệ hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm giúp cho một số người trên 35 cũng dễ dàng mang thai hơn.

Theo trung tâm Phòng Ngừa Dịch Bệnh Mỹ, gọi tắt là CDC, độ tuổi trung bình mà phụ nữ ở Mỹ sinh con đầu tiên là 26,9 trong năm 2018, trong khi năm 2000 con số này dừng ở 24.9. Trong khi đó, trong thập niên 70, độ tuổi trung bình phụ nữ đẻ con là 21.4.

Các chuyên gia y tế cũng nhìn thấy xu hướng có con trễ ngày càng nhiều hơn trong đời sống hiện đại. Từ năm 2000 đến năm 2014, số phụ nữ trên 35 có con tăng từ 7.4% lên 9.1%. Sau đó, năm 2010, có 46/ 1,000 phụ nữ từ 35 đến 39 tuổi sinh con; đến năm 2018 là 53/1,000.

Có phải có con sau tuổi 35 là mặc nhiên có nguy cơ sảy thai và bệnh cao hơn?

Cột mốc 35 từ lâu được coi là đường ranh giới giữa một thai kỳ khỏe mạnh và có nguy cơ rủi ro cao. Nhưng Tiến Sĩ Sarah J. Kilpatrick ở viện Cedars-Sinai cho biết, không có bác sĩ sẽ nói với ai đó rằng, chỉ vì cô ấy 35 tuổi trở lên thì mang thai gặp rủi ro cao, mà quan trọng nhất chính là dựa vào lịch sử bệnh án từng có hoặc có vấn đề trong quá trình mang thai trước đây.

Tỉ lệ mang thai có xu hướng giảm theo tuổi tác, tức là khả năng sinh sản cũng giảm nhiều đi. Các nhà khoa học lý giải rằng, số lượng trứng của phụ nữ sẽ giảm nhanh hơn khi tuổi ngày càng cao.

Các công nghệ hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm giúp cho một số người trên 35 cũng dễ dàng mang thai hơn. (Hình: Joey Thompson/Unsplash)

Tỷ lệ sảy thai trước 20 tuần tuổi tăng lên ở những người mang thai từ 35 tuổi trở lên, trong đó có 80% sảy thai xảy ra trong ba tháng đầu tiên, theo thống kế dưới đây.

Từ 20 đến 35 tuổi: 17% nguy cơ sảy thai
Từ 35 đến 40 tuổi: 20% nguy cơ sảy thai
Từ 40 đến 45 tuổi: 40% nguy cơ sảy thai
Từ 45 tuổi trở lên: 80% nguy cơ sảy thai

Trong đó, khoảng 50% trường hợp mất thai sớm xảy ra là do bất thường nhiễm sắc thể với thai nhi. Khi quá trình trứng chín và tách thành giao tử, các tế bào sẽ kết hợp vói nhau, tạo ra em bé, và điều bất thường có thể xảy ra khi tuổi càng cao.

Bên cạnh đó, việc sảy thai sau 20 tuần cũng phổ biến hơn khi đối với phụ nữ sau 35 tuổi, và nhau thai có vấn đề cũng tăng cao khi phụ nữ sau 40 tuổi mang thai. Nhau thai rất quan trọng vì nó là cơ quan phát triển bên trong bụng mẹ, nhằm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng thiết yếu cho thai nhi.

Bệnh tiểu đường trong thời gian thai kỳ là tình trạng sức khỏe cũng cần phải được lưu ý. Điều này xảy ra khi nồng độ hormone cao trong thai kỳ khiến cơ thể khó sản xuất đủ insulin, là loại hormone từ tuyến tụy mà bạn cần phải điều chỉnh. Tuy nhiên, không phải chỉ trên 35 tuổi dễ có nguy cơ bị bệnh mà ngay cả khi ở lứa 25 vẫn có thể mắc.

Mặc dù bệnh tiểu đường ở thai kỳ thường không gây ra các triệu chứng, nhưng nó có thể biểu hiện qua việc đi tiểu thường xuyên hơn và cảm thấy cổ họng lúc nào cũng khát. Bệnh này sẽ biến mất sau khi sinh con, mặc dù nó có thể tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 sau đó và làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm.

Một triệu chứng khác là preeclampsia, hay còn gọi là tiền sản giật, thường hay xảy ra ở phụ nữ mang thai sau 40 tuổi. Triệu chứng của tiền sản giật là huyết áp cao, nồng độ protein cao bất thường trong nước tiểu, bị sưng mặt, nhức đầu và thay đổi thị lực. Tiền sản giật dễ gây ra các biến chứng nên bạn phải gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để chữa trị kịp thời.

Mặc dù có nhiều nguy cơ xảy ra khi mang thai sau tuổi 35, nhưng nếu bạn khỏe mạnh, thì dĩ nhiên việc mang thai cũng khỏe hơn và tốt hơn cho cả mẹ lẫn bé. Vì vậy, bất cứ phụ nữ nào cũng nên dành thời gian tập thể dục thường xuyên, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc và luôn để tinh thần lúc nào cũng vui vẻ, thư giãn. (NA) 

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: