Mùa lạnh, tránh gì?

(ảnh: Unsplash)

Những tuần qua trời trở lạnh, bệnh rất nhiều, nhất là cúm và ho, đau họng, khản tiếng… Các chuyên gia khuyên một số điều nên tránh trong mùa này.

Khi bạn bị cảm cúm, cổ bị viêm, kích ứng do virus, vi khuẩn, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc trào ngược dạ dày, khiến bạn khó chịu, khó khăn lúc nói, ăn uống, và mệt mỏi vì khó thở. Nếu bệnh do virus thông thường gây ra sẽ tự khỏi sau từ ba đến 10 ngày, nhưng đau họng do vi khuẩn hoặc dị ứng có thể kéo dài hơn.

Bệnh thì bệnh, bạn vẫn phải ăn uống để có sức, nhưng khi bị viêm họng, bạn nên tránh những thực phẩm sau đây:

Thực phẩm chiên, tẩm bột

Gà rán hay hành tây tẩm bột chiên có lớp bột giòn là nguyên nhân khiến họng thêm đau. Hãy tránh xa những món ăn này, đặc biệt là khi bạn đang bệnh. Khoai tây chiên, bánh quy và các món ăn tương tự khác có thể gây đau khi nuốt, gây kích ứng. Trong thời gian này, bạn nên chọn những món ăn mềm, dễ nuốt, còn nếu thèm chút bánh quy, bánh tráng, hãy nhúng vào sữa hoặc nước trà ấm để bánh mềm ra, dễ nuốt hơn.

Đồ cay

Mấy món ăn cay, gia vị cay rất hấp dẫn, nhưng bạn chỉ nên ăn khi họng khỏe. Một khi họng đang viêm, bạn nên ráng nhịn, vì những món cay như tương ớt có thể gây kích ứng vùng họng bị viêm, làm họng đau hơn. Chịu khó vài hôm, họng hết đau thì hãy dùng lại những món cay, bạn nhé!

Đồ chiên, đồ cay, nhìn ngon lắm, nhưng nếu viêm họng bạn phải ráng nhịn nhé. (minh họa: Unsplash)

Chanh, cam, quýt

Chanh, cam, quýt chứa nhiều vitamin C, rất tốt cho người bị bệnh, nhưng nếu bạn bị ngứa ran họng thì nên tránh những loại trái cây này có tính acid làm tăng cảm giác ngứa trong họng.

Nước ép, nước sốt cà, kem và sinh tố từ trái cây họ cam quýt cũng có thể gây khó chịu, nếu dùng, bạn nên vắt cam, chanh, quýt vào nước ấm, trà ấm, và cho chút mật ong. Các thực phẩm khác có vitamin C như khoai tây nghiền, ớt chuông xào không ảnh hưởng gì, bạn có thể dùng được trong lúc bị viêm họng.

Rau củ sống, trái cây cứng

Cà rốt và cần tây rất tốt cho sức khỏe, nhưng độ cứng của chúng có thể gây khó chịu cho vùng họng đang bị đau. Để tránh, hãy luộc chín, tán nhuyễn khi ăn các loại rau, củ, và chọn trái cây mềm như chuối, đu đủ, mãng cầu,… tránh ăn cóc, ổi, táo cứng.

Vào mùa lạnh, bạn vẫn phải tập thể dục. Các chuyên gia khuyên bạn không nên bỏ thói quen tốt này mà chỉ cần lưu ý những điều dưới đây:

Tập thể dục mà quên khởi động

Khởi động trước khi tập luyện là điều bắt buộc. Vào mùa đông, tầm quan trọng của việc làm nóng càng cần thiết, phải tăng gấp đôi. Bác sĩ Sean Robinson của Oregon University cho biết, cơ bắp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nhiệt độ, nên việc khởi động cẩn thận sẽ tạo nên điều kỳ diệu cho cơ bắp của bạn.

Coi thường lá phổi

Bác sĩ Robinson nói một số người dễ bị co thắt phế quản dẫn đến đau đớn, ho và thở gấp. Nhiều người khác lại thích ứng nhanh rồi tiếp tục tập luyện như bình thường. bạn thì sao? Đừng nên coi thường lá phổi. Nếu bị ho, khó thở và đau kéo dài, bạn hãy gặp bác sĩ. Không khí khô, lạnh có thể khiến bạn bị đau họng và đau phổi. Không phải lúc nào đây cũng là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng, bạn cũng không nên chủ quan. Uống đủ nước để tránh hạ thân nhiệt.

Không uống đủ nước

Trời trở rét, bạn thường quên uống nước. “Uống nước rất quan trọng cả trong mùa nóng lẫn lạnh” bác sĩ Robinson nói. “Mất nước cơ thể có nguy cơ bị hạ nhiệt. Vì vậy hãy luôn chắc chắn mình nạp đủ nước.”

Nhớ uống đủ nước trong mùa lạnh (minh họa: Unsplash)

Phong phanh

Nhiệt độ mùa này ở California thay đổi rất nhiều, có thể chênh nhau mấy chục độ trong một ngày, nên để tránh bị hạ thân nhiệt và phòng ngừa những căn bệnh như cảm cúm, cần chọn lựa quần áo trước khi ra đường, và luôn đem theo sẵn áo ấm phòng khi nhiệt độ xuống bất ngờ. Khi đó, bạn vẫn phong phanh ra đường, sẽ bị cảm lạnh như chơi!  Đừng mặc chất liệu 100% cotton vì mồ hôi không thể bay hơi khiến cơ thể nhiễm lạnh, mà hãy dùng chất liệu cotton pha với polyester để giữ ấm và tạo cảm giác thoải mái.

(theo Healthline)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: