Người lớn tuổi nên ngủ ở nhiệt độ nào?

Minh họa: haley-truong-unsplash

Một nghiên cứu mới cho thấy, đối với người lớn từ 65 tuổi trở lên, giấc ngủ sẽ tệ hơn khi nhiệt độ trong nhà tăng từ 77 lên 86 độ F (25 đến 30 độ C). Nhiệt độ từ 70 đến 74 độ được xem là “nhiệt độ ngủ tối ưu” cho người lớn tuổi. Nhưng không có mẫu số chung mà còn tuỳ mỗi người.

Người lớn tuổi nhạy cảm hơn với sự thay đổi nhiệt độ

Theo nghiên cứu mới, người lớn tuổi ngủ ngon nhất khi nhiệt độ phòng ngủ xê dịch trong khoảng từ 70 đến 74 độ và ngủ kém ngon khi nhiệt độ ở mức 80 độ. Amir Baniassadi, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Trường Y Harvard và Viện Nghiên cứu Lão hóa Marcus, tác giả chính của nghiên cứu, nói: “Chúng tôi phát hiện ra đỉnh điểm thực sự của giấc ngủ (ngủ yên nhất) nằm trong khoảng 70-74 độ. Dù thận trọng nhưng chúng tôi có thể đề xuất một phạm vi tối ưu dựa trên những phát hiện của mình: từ 70-74 độ”.

Baniassadi và các đồng nghiệp phát hiện ra nhiệt độ bắt đầu trở thành “vấn đề” khi vượt quá 77 độ F (25 độ C) hoặc dưới 68 độ F (20 độ C). “Nghiên cứu nhận thấy hiệu quả giấc ngủ giảm từ 5 đến 10% khi nhiệt độ trong nhà tăng từ 77 lên 86 độ. Nhiệt độ ảnh hưởng đến giấc ngủ vì cơ thể báo hiệu cho não đã đến giờ đi ngủ bằng cách hạ thấp thân nhiệt. Ngủ trong phòng nóng khiến việc này trở nên khó khăn. Hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý nhiệt độ cao hơn 80 đều không tốt cho giấc ngủ và gây hại cho sức khỏe” – ông nói.

Vừa được công bố trên tạp chí Science of the Total Environment, nghiên cứu mới đã khẳng định lại ý kiến của các chuyên gia về giấc ngủ là những đêm nóng nực sẽ làm gián đoạn giấc ngủ và có thể dẫn đến hậu quả xấu cho sức khỏe.

Nghiên cứu của nhóm Baniassadi được thực hiện tại thành phố Boston từ Tháng Mười, 2021 đến Tháng Tư, 2023 với 50 người tham gia, từ 65 tuổi trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng ngay trong nhà của họ. Các nhà nghiên cứu đặt các cảm biến môi trường trong phòng ngủ để theo dõi nhiệt độ hàng đêm và dùng một thiết bị đặc biệt đeo ngón tay kết nối với điện thoại thông minh. Nhẫn sẽ đo thời gian ngủ, tỷ lệ giữa giấc ngủ và thời gian họ nằm trên giường và các chuyển động như trằn trọc, xoay người. Máy theo dõi cũng ghi nhịp thở, nhịp tim và sự chênh lệch nhiệt độ cơ thể từng đêm.

“Những người tham gia có điều kiện sống khác nhau, từ người ở trong nhà được trợ cấp đến người không có máy điều hòa, một số người khỏe mạnh, trong khi số khác có vấn đề sức khỏe. Chúng tôi chọn người lớn tuổi vì họ thường ngủ kém hơn người trẻ và sinh lý của họ nhạy cảm hơn với sự thay đổi nhiệt độ, nhất là khi trời nóng” – Baniassadi giải thích. Kết quả, ông phát hiện, giấc ngủ “hiệu quả và an bình” nhất khi nhiệt độ ban đêm trong nhà khoảng từ 68 đến 77 độ F và hiệu quả giấc ngủ giảm khi nhiệt độ tăng từ 77 đến 86 độ F.

Kết quả này không gây ngạc nhiên lắm vì ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy mối tương quan giữa giấc ngủ kém với nhiệt độ cao. Nhưng nghiên cứu mới khác ở chỗ nó tập trung vào bên trong nhà và những người tham gia sống trong nhà mình và ngủ trên giường riêng của mình, trong khi các nghiên cứu về giấc ngủ thường diễn ra trong phòng thí nghiệm. Nick Obradovich, nhà khoa học trưởng về sức khỏe tâm thần môi trường tại Viện nghiên cứu não Laureate và là tác giả của một số nghiên cứu, cho biết nghiên cứu mới là đóng góp hữu ích nhưng còn bị hạn chế vì số người tham gia ít.

Để người già có giấc ngủ ngon

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), khi nhiệt độ cao giấc ngủ sẽ không đủ (ít hơn 7 giờ mỗi đêm) và không thoải mái, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Type 2, béo phì, tim mạch, trầm cảm, dễ gây tai nạn xe cộ và hiệu suất làm việc kém.

Theo CDC, cứ ba người trưởng thành ở Hoa Kỳ thì có một người ngủ ít hơn thời lượng khuyến nghị. Nhiệt độ ban đêm trên mặt đất đang tăng nhanh hơn nhiệt độ ban ngày, phần lớn là do hành tinh đang nóng lên, dẫn đến giấc ngủ tồi tệ đối với những nhóm dân số dễ bị tổn thương như người già và người không có máy điều hòa.

Nhà khí hậu học Michael Mann, giám đốc trung tâm khoa học và truyền thông thuộc Đại học Pennsylvania (tác giả của cuốn sách sắp xuất bản “Our Fragile Moment”) nhận định:

“Chúng tôi thấy tác động của biến đổi khí hậu với những đợt nắng nóng dai dẳng, cháy rừng tàn khốc, bão nguy hiểm và lũ lụt, nhưng ít ai quan tâm đến tác động của thay đổi khí hậu đối với sức khỏe con người. Nguy hiểm hơn là nhiệt độ ban đêm tăng đều đặn, khiến chất lượng giấc ngủ ngày càng suy giảm, đặc biệt là ở những người dễ bị tổn thương”.

Ronald Chervin, giáo sư về y học giấc ngủ tại Đại học Michigan, góp ý: “Hầu hết các chuyên gia về giấc ngủ đều khuyên nên ngủ trong môi trường mát mẻ, tối, yên tĩnh và nhiệt độ dao động từ 65 đến 75 độ. Rất nhiều người cho biết họ ngủ ngon hơn khi nhiệt độ dưới 68”. Baniassadi đề xuất những cách giúp giảm thiểu ảnh hưởng của nhiệt độ cao đối với giấc ngủ nhưng ông cảnh báo “mỗi người có nhiệt độ tối ưu khác nhau. Vì vậy, hãy tự quan sát để xác định nhiệt độ tốt nhất cho mình”.

Trong những đêm nóng, để giấc ngủ không bị ảnh hưởng lớn, hãy giữ nước cơ thể, đi tắm trước khi ngủ, mặc đồ ngủ nhẹ, mở một cửa sổ và điều chỉnh nhiệt độ nếu dùng máy điều hoà. Hãy canh chừng các thành viên lớn tuổi trong gia đình khi trời nóng. Baniassadi kết luận: “Hầu hết các thành phố trên thế giới đang trở nên nóng hơn vào ban đêm ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ. Giấc ngủ liên quan đến mọi thứ, tốt cho não và những phần khác của cơ thể nhưng khi giấc ngủ kém, mọi thứ khác cũng kém theo!”.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Tự sửa máy may
Máy may là một vật dụng vô cùng hữu ích, nhưng thường bị bỏ xó trong tủ vì ít sử dụng nhiều hoặc có phần nào của máy bị hư.…
Quảng Cáo
Lối sống con lắc
Việc liên tục theo đuổi sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là điều đáng ngưỡng mộ, nhưng rất khó khăn. May thay, có một quan điểm mới…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: