Những người được chẩn đoán mắc chứng đau đầu dữ dội có nguy cơ tự tử cao hơn.
Đây là một lời cảnh báo nghiêm trọng từ một nhóm các nhà nghiên cứu từ Hoa Kỳ và Đan Mạch, những người nghiên cứu nguy cơ tự tử của gần 120,000 người mắc chứng rối loạn đau đầu, so với những người không được chẩn đoán mắc chứng này.
Các chứng rối loạn đau đầu thể hiện qua các tình trạng như đau nửa đầu, đau đầu sau chấn thương và do căng thẳng, cũng như chứng đau đầu tự chủ dây thần kinh sinh ba (Trigeminal autonomic cephalalgias – TAC), chỉ gây đau ở một bên đầu.
Nhà thần kinh học nhận thức holly elser của đại học University of Pennsylvania, nói với Newsweek về kết quả của nghiên cứu này – cho thấy mặc dù hiếm, việc cố gắng và thành công khi tự tử xảy ra thường xuyên hơn ở những bệnh nhân được chẩn đoán mắc chứng đau đầu so với những người Đan Mạch nói chung không mắc phải tình trạng này.
Các nhà nghiên cứu cho biết mối liên hệ chặt chẽ và dai dẳng với việc cố gắng và tự xác thành công trong các chứng rối loạn đau đầu cho thấy những bệnh nhân được chẩn đoán mắc chứng đau đầu được hưởng lợi ích từ việc đánh giá và điều trị sức khỏe hành vi đồng thời.
Trong nghiên cứu của mình, Elser và các đồng nghiệp phân tích dữ liệu của 119,486 bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên và mắc chứng đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng, sau chấn thương hoặc chứng đau đầu tự chủ dây thần kinh sinh ba trong hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia Đan Mạch từ năm 1995 đến năm 2020.
Sau đó, các nhà nghiên cứu gộp những bệnh nhân này với 597,430 người Đan Mạch khác không mắc bệnh này.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra những người mắc bất kỳ một trong bốn chứng rối loạn đau đầu đều có nguy cơ tự xác và cố gắng tự kết liễu đời mình cao hơn trong 15 năm tiếp theo.
Cụ thể, 0.78% những người mắc chứng rối loạn đau đầu cố gắng tự tử và 0.21% đạt được mong muốn – so với 0.33% và 0.15% tương ứng trong nhóm đối chứng không bị đau đầu.
Các nhà nghiên cứu cho biết có mối liên hệ chặt chẽ giữa nguy cơ tự tử và chẩn đoán mắc chứng đau đầu sau chấn thương và chứng đau đầu tự chủ dây thần kinh sinh ba. Cơ chế cơ bản của mối liên hệ được quan sát thấy giữa các chứng rối loạn đau đầu và tự tử vẫn chưa chắc chắn.
Một mặt, chứng đau đầu và các triệu chứng tâm thần có thể có mối quan hệ phức tạp, gây ra chứng đau đầu, cảm giác chán nản và tuyệt vọng phát sinh từ chứng đau đầu dữ dội sẽ dẫn đến ý định tự tử. Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây chứng minh mối liên hệ giữa chứng đau mãn tính và ý định tự tử vẫn tồn tại sau khi có thêm bệnh tâm thần đi kèm. Điều này làm dấy lên khả năng ý định tự xác phát sinh như một phản ứng với trải nghiệm đau mãn tính liên quan đến các cơn đau đầu.
Các nhà nghiên cứu cũng chia sẻ có thể một số chứng đau đầu và hội chứng tâm thần có nguyên nhân chung là sự thay đổi trong việc giải phóng hormone serotonin và sản xuất các phân tử tín hiệu gây viêm.
Theo Elser, những phát hiện từ nghiên cứu này đặt ra câu hỏi liệu việc điều trị chứng đau đầu, các triệu chứng tâm thần hoặc cả hai có làm giảm nguy cơ mong muốn tự tử ở những người được chẩn đoán mắc chứng đau đầu hay không.
Nếu bạn hoặc người quen cần giúp đỡ về mặt tinh thần, hãy liên lạc ngay với đường dây nóng quốc gia về khủng hoảng và tự tử tại Hoa Kỳ, bằng cách gọi hoặc nhắn tin đến số 988.