Nguy cơ rối loạn tâm thần ở thiếu niên mê game điện tử

(Hình minh họa: Glenn Carstens-Peters/ Unsplash)

Một nghiên cứu mới phát hiện và cảnh báo trẻ em dành quá nhiều thời gian vào các trò chơi điện tử có liên quan đến sức khỏe tâm thần.

Từ lâu, trẻ em chơi quá nhiều trò chơi điện tử và dành quá nhiều thời gian để xài Internet đã khiến các bậc cha mẹ lo lắng, nhưng giờ đây chắc chắn họ sẽ còn lo hơn.

Theo một bài báo mới trên tạp chí JAMA Psychiatry, thanh thiếu niên dành nhiều thời gian chơi trò chơi điện tử và trên máy tính có nhiều khả năng bị rối loạn tâm thần hơn. Những trải nghiệm tâm thần này rất đa dạng, từ sự nghi ngờ dạng nhẹ và có những ý tưởng kỳ quái đến trầm trọng hơn như ảo tưởng và ảo giác.

Các nhà nghiên cứu từ McGill University ở Canada, nghiên cứu một nhóm gồm 1,226 người tham gia sinh từ năm 1997 đến năm 1998 và phát hiện ra rằng những người chơi nhiều trò chơi điện tử có nhiều khả năng mắc chứng rối loạn tâm thần ở một thời điểm nào đó, trước tuổi 23.

Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu, quỹ đạo chơi game nhiều hơn và sử dụng máy tính tăng dần rồi giảm (hay còn gọi là “dạng cong”) trong thời niên thiếu có liên quan đến mức độ trải nghiệm tâm thần cao hơn ở tuổi 23. Từ 5% đến 7% người trưởng thành từng trải qua rối loạn tâm thần ở một thời điểm nào đó, lần đầu tiên thường xảy ra ở tuổi thiếu niên. Những trải nghiệm hoặc giai đoạn rối loạn tâm thần thường liên quan đến ảo giác, ảo tưởng, suy nghĩ vô tổ chức, hoang tưởng và trầm cảm.

Những người tham gia được hỏi những câu hỏi, như: “Bạn đã bao giờ cảm thấy như thể mọi người đang đưa ra những gợi ý hoặc nói những điều hàm ý về bản thân mình không?” “Bạn đã bao giờ cảm thấy như thể những suy nghĩ trong đầu không phải của chính mình?” “Bạn đã bao giờ nghe thấy một giọng nói trong đầu khi bạn ở một mình chưa?”

Những câu này đưa ra nhằm xác định xem bạn có từng trải qua những giai đoạn có ý tưởng bị ngược đãi, trải nghiệm kỳ quái và nhận thức bất thường hay không.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng việc sử dụng trò chơi điện tử nhiều hơn trong thời niên thiếu có liên quan đến trải nghiệm tâm thần nhiều hơn từ 3% đến 7%. Tuy nhiên, phần lớn mối liên hệ này được giải thích bởi thực tế là trò chơi điện tử thường được liên kết với các yếu tố khác gây nhiễu dữ liệu.

Các tác giả viết: “Điều đáng chú ý là việc chơi game lâu có liên quan đến nhiều chỉ số về nghịch cảnh, bao gồm thu nhập của hộ gia đình thiếu hụt, cũng như những khó khăn về sức khỏe tâm thần và giao tiếp giữa các cá nhân ở tuổi 12.

Ở những nơi khác, tình trạng kinh tế xã hội thấp, giới tính nam và các vấn đề về sức khỏe tâm thần và cá nhân có tương tự cũng có liên quan đến mức độ chơi game video cao hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên.”

Các nhà thử nghiệm giải thích rằng, đối với một số cá nhân, trò chơi điện tử được cho là hỗ trợ quản lý cảm xúc và thúc đẩy kết nối xã hội, có hiệu quả hơn các phương tiện thụ động, như TV. Trẻ em và thanh thiếu niên có thể khám phá ra rằng các khía cạnh tâm lý và xã hội của việc chơi game giúp chúng giải quyết cảm giác cô đơn và bị loại trừ khỏi xã hội.

Ngược lại, những thách thức, như bất ổn kinh tế, các vấn đề sức khỏe tâm thần và đấu tranh giữa các cá nhân, làm hạn chế khả năng tiếp cận các hoạt động khác, do đó dẫn đến sở thích chơi trò chơi điện tử.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra mối liên hệ giữa trò chơi điện tử và trải nghiệm tâm thần có thể được giải thích bởi những yếu tố khác. Họ cũng tìm thấy mối liên hệ giữa quỹ đạo cong của việc sử dụng máy tính – tăng rồi giảm trong suốt tuổi thiếu niên – và trải nghiệm tâm thần, dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh cao hơn từ 4% đến 5% ở độ tuổi 23.

Liên kết này vẫn có giá trị ngay cả khi xem xét tất cả các yếu tố gây nhiễu khác. Khám phá này hy vọng sẽ giúp các nhà tâm lý học hiểu được lý do nhiều thanh thiếu niên mắc các chứng bệnh về tâm thần, và tìm ra cách tốt nhất để giúp đỡ họ.

Hiểu được các yếu tố tác động đến môi trường và chức năng tâm lý xã hội của việc sử dụng phương tiện truyền thông trong thời niên thiếu sẽ giúp ích trong việc ngăn ngừa và kiểm soát những vấn đề về tâm thần.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: