Các nhà khoa học đã phát hiện ra một dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh Alzheimer mà họ hy vọng sẽ hỗ trợ việc điều trị sớm và hiệu quả hơn.
Hiện nay có khoảng 5.8 triệu người Mỹ hiện đang phải sống chung với bệnh Alzheimer, theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). Căn bệnh đang phát triển này là dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất và có liên quan đến mất trí nhớ và suy giảm nhận thức ở các vùng não liên quan đến trí nhớ, suy nghĩ và ngôn ngữ.
Nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer là do sự tích tụ bất thường của protein trong và xung quanh các tế bào trong não của một người, nhưng chính xác điều gì gây ra quá trình này thì vẫn chưa được làm rõ.
Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị bệnh Alzheimer nào được biết đến. Tuy nhiên, các loại thuốc đã được phát triển để giúp giảm bớt số lượng bệnh nhân và làm chậm sự phát triển của các triệu chứng, đặc biệt nếu bệnh được phát hiện sớm.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet: Neurology, một nhóm các nhà nghiên cứu của University of California, San Francisco (UCSF) đã phát hiện ra một triệu chứng ban đầu, có liên quan đến đôi mắt “cửa sổ tâm hồn”, thường xảy ra ở một trong 10 trường hợp mắc bệnh Alzheimer.
Chi tiết cụ thể của triệu chứng này, gọi là teo vỏ não sau (posterior cortical atrophy – viết tắt: PCA), ảnh hưởng đến khả năng đánh giá về khoảng cách, phân biệt vật thể chuyển động và vật thể đứng yên cũng như hoàn thành các hành động, như viết và lấy lên một vật gì đó bị rơi, mặc dù kết quả kiểm tra mắt là vẫn bình thường.
Trong thí nghiệm của mình, nhóm nghiên cứu đã xem xét hồ sơ của 1,000 bệnh nhân từ 16 quốc gia đã từng trải qua PCA và phát hiện ra rằng 94% trong số họ có một số loại dấu ấn sinh học của bệnh Alzheimer. Ngược lại, các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng chỉ 70% bệnh nhân bị mất trí nhớ – một triệu chứng thường liên quan đến bệnh Alzheimer – có dấu hiệu sinh học của căn bệnh này.
Nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về tình trạng này của các bác sĩ lâm sàng và bệnh nhân.
Marianne Chapleau, đồng tác giả đầu tiên của phân tích này và là nhà nghiên cứu tại Khoa Thần Kinh UCSF, cho biết trong một tuyên bố: “Hầu hết bệnh nhân đến gặp bác sĩ để đo thị lực khi họ bắt đầu gặp các triệu chứng thị giác và được giới thiệu đến bác sĩ nhãn khoa. Mà bác sĩ nhãn khoa lại không có khả năng nhận ra tình trạng PCA. Chúng tôi cần các công cụ tân tiến hơn trong quá trình kiểm tra lâm sàng để xác định sớm và điều trị cho bệnh nhân.”
Nghiên cứu thêm về các cơ chế đằng sau PCA cũng sẽ rất cần thiết, không chỉ để thúc đẩy việc chăm sóc bệnh nhân, mà còn để hiểu các quá trình gây ra bệnh Alzheimer.
Sức khỏe răng miệng và bệnh mất trí nhớ
Nếu hơi thở của bạn có mùi khó chịu, bạn nghĩ mình bị sâu răng, bị bệnh đường ruột, mà cũng có thể là dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người có vấn đề về sức khỏe răng miệng, có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn, nhưng cụ thể và chính xác thế nào, vẫn chưa được chứng minh rõ ràng.
Trong một xem xét chung gần đây, được công bố trên tạp chí Aging Research Reviews, các nhà nghiên cứu từ National Yang-Ming Chiao Tung University ở Taiwan đã thu thập dữ liệu từ 28 đánh giá có hệ thống để làm rõ những yếu tố nào liên quan đến các mối liên hệ này và cách chúng được sử dụng như thế nào nhằm đưa ra lời khuyên cho mọi người.
Chia-Shu Lin, Bác sĩ nha khoa và là tác giả chính của nghiên cứu này, chia sẻ với Newsweek: “Hầu hết các đánh giá có hệ thống đều đưa ra kết luận nhất quán về vai trò của ‘hệ sinh thái’ của các vi sinh vật đường miệng, đối với chứng mất trí nhớ.”
“Bằng chứng được kết luận từ nghiên cứu cả trên động vật và con người. Mối liên quan giữa viêm nha chu (một trong những bệnh về nướu phổ biến ở người lớn) và chứng mất trí nhớ cũng đã được báo cáo liên tục trong các đánh giá trước đó.”
Viêm nướu là một bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng, biểu hiện bằng tình trạng viêm mãn tính trong khoang miệng. Do nướu nằm gần não, các nhà khoa học cho rằng tình trạng viêm này sẽ có tác động xấu đến não. Các nghiên cứu trước đây cũng phát hiện bệnh viêm nướu và rụng răng thực sự có liên quan đến sự co rút ở vùng hải mã, phần não liên quan đến học tập và ký ức.
Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng thủ phạm phổ biến nhất gây ra bệnh viêm nướu – vi khuẩn Porphyromonas Gingivalis – cũng được tìm thấy trong não của những người đã chết vì bệnh Alzheimer. “Những con vi khuẩn này có khả năng xâm chiếm vào não và làm tổn thương mô thần kinh,” Satoshi Yamaguchi, Bác sĩ nha khoa tại Tohoku University ở Japan, chia sẻ với Newsweek.
Tuy nhiên, trong khi đánh giá chung của Lin cho thấy mối liên hệ nhất quán giữa nguy cơ mất trí nhớ và sức khỏe răng miệng, vẫn có một số yếu tố khác cần xem xét. Lin nói: “Với chứng mất trí nhớ, khả năng tự chăm sóc mình của bệnh nhân sẽ bị suy giảm.”
“Ví dụ như một bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer sẽ cảm thấy khó đánh răng, điều này càng làm trầm trọng thêm sức khỏe răng miệng và chức năng nhận thức. Cái vòng lẩn quẩn này làm cho tình trạng sức khỏe vốn đã kém của bệnh nhân, ngày càng giảm sút.”
Hơn nữa, Lin cho biết hầu hết nghiên cứu trong các đánh giá này đều là những thí nghiệm mang tính quan sát, chỉ mô tả mối tương quan thống kê giữa sức khỏe răng miệng và nhận thức, chứ không làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố.
Mặc dù các phân tích tổng quan đều chỉ ra mối liên hệ này, nhưng không khẳng định, chỉ cần đánh răng, giữ vệ sinh răng miệng đúng cách, thì bạn sẽ không bị mất chứng mất trí nhớ.
“Một khi đã nhận thức được răng miệng có liên quan đến trí não, tốt nhất mọi người nên chăm sóc răng lợi cho cẩn thận, vì dù có không liên quan đến não, răng lợi cũng ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác, mà sơ hở một chút đều có ảnh hưởng đến sức khỏa chung,” Lin nói.