Phát hiện mới: Củ khoai tây ‘nhỏ mà có võ’

(Hình: PixaBay/Pexels)

Nghiên cứu gần đây của giáo sư khoa học dinh dưỡng Neda Akhavan xác định khoai tây là siêu thực phẩm tiềm năng cho những người mắc bệnh tiểu đường Loại 2.

Kết quả nnghiên cứu cho thấy khoai tây được chế biến đúng cách sẽ mang lại lợi ích sức khỏe đáng kể, bao gồm cải thiện tim mạch, cho những người mắc bệnh tiểu đường Loại 2.

Khoai tây đủ nhỏ để vừa trong lòng bàn tay nhưng chứa đủ chất dinh dưỡng để thu nhỏ vòng eo và hạ đường huyết ở người lớn mắc bệnh tiểu đường Loại 2. Tuy nhiên, mặc dù khoai tây – đặc biệt là vỏ – chứa nhiều chất dinh dưỡng tăng cường sức khỏe, nhưng loại củ này thường bị những người ăn kiêng đánh giá thấp.

Điều đó có thể sớm thay đổi, nhờ nghiên cứu mới của Neda Akhavan, phó giáo sư tại Khoa Khoa học dinh dưỡng và vận động học thuộc Trường Khoa Học Sức Khỏe Tích Hợp của UNLV.

Khi trình bày những phát hiện của mình về lợi ích tim mạch của khoai tây đối với những người mắc bệnh tiểu đường Loại 2 cho Liên Minh Nghiên Cứu và Giáo Dục Khoai Tây (Alliance for Potato Research and Education), bà Akhavan chia sẻ: “Tôi thích nghiên cứu các loại thực phẩm bị kỳ thị cao trong thế giới dinh dưỡng. Hầu hết mọi người đều liên tưởng khoai tây là thứ chủ yếu được chiên hoặc có nhiều chất béo, và chúng tôi muốn làm sáng tỏ cách loại củ này, khi được chế biến đúng cách, vừa có chức năng vừa có lợi cho sức khỏe.”

Được tài trợ bởi Alliance for Potato Research and Education, đây được cho là nghiên cứu đầu tiên thuộc loại này đo lường một cách khoa học những lợi ích về tim mạch của khoai tây đối với người lớn mắc bệnh tiểu đường.

Akhavan tuyển dụng 24 người tham gia nghiên cứu, tất cả đều mắc bệnh tiểu đường Loại 2 được kiểm soát tốt bằng thuốc. Mỗi người tham gia trong nhóm nghiên cứu được cho một củ khoai tây nướng đã chế biến sẵn với vỏ nặng 100 gram, chỉ có 20 gram carbohydrate, đủ để cầm vừa trong một tay để kết hợp làm đồ ăn nhẹ hoặc ăn kèm với các bữa ăn hàng ngày. Nhóm đối chứng được cho một lượng gạo trắng tương tự với cùng lượng calo và carbohydrate.

Nghiên cứu được tiến hành hàng ngày trong 12 tuần – thời gian tối thiểu cần thiết để thấy những thay đổi trong các chỉ số kiểm soát đường huyết và sức khỏe tim mạch chuyển hóa.

Những người tham gia nghiên cứu được phép thêm thảo mộc hoặc gia vị vào khoai tây, hoặc thêm tối đa ½ thìa canh bơ, nhưng họ được khuyên không nên chiên khoai tây.

Những người tham gia nghiên cứu ăn khoai tây có lượng đường trong máu lúc đói giảm nhẹ. Họ cũng cải thiện về thành phần cơ thể, vòng eo và nhịp tim giảm khi nghỉ ngơi.

“Kết quả từ nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng cho thấy khoai tây trắng có thể được đưa vào khẩu phần ăn uống lành mạnh của những người mắc bệnh tiểu đường Loại 2 khi thay thế cho các loại thực phẩm khác có tải lượng đường huyết cao, chẳng hạn như gạo trắng hạt dài,” Akhavan cho biết. “Ngoài ra, không có tác động có hại nào đối với kết quả sức khỏe đã đo được và một số lợi ích về sức khỏe tim mạch đã được chứng minh, phù hợp với những gì chúng tôi mong đợi. Do đó, bệnh nhân tiểu đường không nên tránh ăn khoai tây.”

(Hình: Unsplash)

Giống như tất cả các loại thực phẩm khác, phương pháp điều độ và chế biến là những yếu tố quan trọng, theo Akhavan.

“Khoai tây là một loại thực phẩm rất đa năng và ăn được với hầu hết các loại ẩm thực, nhưng mọi người cần bảo đảm việc kết hợp khoai tây vào một kế hoạch ăn uống cân bằng,” bà nhấn mạnh. “Đối với những người không có nhiều thời gian, hãy cân nhắc làm một mẻ lớn khoai tây nướng để dùng trong vài ngày. Tôi không phản đối việc luộc khoai tây, nhưng hãy giữ lại càng nhiều kali từ vỏ càng tốt, vì việc luộc khoai tây và vứt vỏ đi sẽ làm mất một phần kali.”

Khoai tây là nguồn kali dồi dào nhất trong kiểu ăn uống của phương Tây và ăn nhiều kali đã được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa huyết áp cao và bệnh tiểu đường Loại 2. Ngoài ra, vỏ khoai tây chứa một loại chất xơ nhất định gọi là “tinh bột kháng,” đã được chứng minh là có khả năng cải thiện khả năng kiểm soát glucose, hồ sơ lipid và cảm giác no. Do những lợi ích sức khỏe bổ sung này, Akhavan khuyên mọi người nên ăn khoai tây cả vỏ.

Nhiều người bị sốc khi biết rằng khoai tây có hàm lượng kali cao hơn chuối. Dù bạn có tin hay không, khoai tây nướng là một trong những loại thực phẩm có tác dụng làm no lâu nhất trong khẩu phần ăn uống của phương Tây. Ăn khoai tây nướng sẽ khiến một người cảm thấy no hơn trong suốt cả ngày. Vì vậy, nếu… ngán chuối, bạn cũng có thể thay thế bằng khoai tây, còn có lợi hơn!

Akhavan dự định mở rộng nghiên cứu trong những tháng tới để bao gồm một nhóm người tham gia lớn hơn và đa dạng hơn, đồng thời kết hợp khoai tây vào khẩu phần ăn Địa Trung Hải. Bà cũng có kế hoạch khám phá vai trò của việc tiêu thụ khoai tây và tác động của nó đến cách ăn uống và các lợi ích sức khỏe liên quan.

(theo scitechdaily)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: