Số lần đi đại tiện nói lên sức khỏe của bạn

(Hình minh họa: Alex Simpson/Unsplash)

Số lần một người đi tiêu trong vòng 24 giờ là dấu hiệu quan trọng cho thấy người này khỏe mạnh hay yếu.

Theo một bài báo mới trên tạp chí Cell Reports Medicine, tần suất đi tiêu của một người có ảnh hưởng đến sức khỏe của họ do tác động của việc đại tiện lên hệ vi sinh vật đường ruột.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đi đại tiện một đến hai lần một ngày là “vùng Goldilocks” đối với sức khỏe. Đồng tác giả của thử nghiệm – Sean Gibbons, phó giáo sư tại Viện Sinh Học Hệ Thống (Institute for Systems Biology – ISB), cho biết phát hiện này cho thấy tần suất đi tiêu có ảnh hưởng đến tất cả các hệ thống cơ thể như thế nào và số lần đi tiêu bất thường là một yếu tố cần lưu ý trong sự phát triển của các bệnh mãn tính.

Trong bài báo, các nhà nghiên cứu mô tả cách họ phân tích dữ liệu từ hơn 1,400 người trưởng thành về lối sống, tiền sử bệnh và tần suất đi đại tiện. Họ phát hiện ra rằng có bốn loại khi nói đến nhu động ruột: một đến hai lần mỗi tuần (táo bón), ba đến sáu lần mỗi tuần (ít nhưng vẫn bình thường), một đến ba lần mỗi ngày (nhiều nhưng cũng bình thường) và tiêu chảy.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người trẻ tuổi, phụ nữ và những người có Chỉ Số Khối Cơ Thể (Body Mass Index – BMI) thấp, có xu hướng đi đại tiện ít thường xuyên hơn.

Đồng tác giả Johannes Johnson-Martinez, cũng là nhà nghiên cứu tại ISB, chia sẻ trong tuyên bố: “Phát hiện trước đây chỉ ra rằng tần suất đi tiêu có thể có tác động lớn đến chức năng hệ sinh thái đường ruột. Đặc biệt, nếu phân tồn tại quá lâu trong ruột, vi khuẩn sẽ sử dụng hết chất xơ có sẵn để lên men thành các acid béo chuỗi ngắn có lợi. Sau đó, hệ sinh thái chuyển sang quá trình lên men protein, tạo ra một số chất độc có khả năng xâm nhập vào máu.”

Họ cũng phát hiện ra mối liên hệ giữa hệ vi sinh vật đường ruột của những người tham gia và số lần họ đi tiêu với vi khuẩn đường ruột lên men chất xơ có liên quan đến sức khỏe. Những vi khuẩn này dường như hiện diện với số lượng lớn ở những người nằm trong vùng Goldilocks đi đại tiện từ một đến hai lần mỗi ngày. Thay vào đó, những người bị táo bón hoặc tiêu chảy có xu hướng có vi khuẩn liên quan đến quá trình lên men protein hoặc đường tiêu hóa trên.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn tìm thấy mối tương quan giữa tần suất đi tiêu và các chất chuyển hóa trong máu, cho thấy mối liên hệ giữa nguy cơ mắc bệnh mãn tính và tần suất đại tiện. Những người bị táo bón có hàm lượng p-cresol-sulfate và indoxyl-sulfate cao hơn, có thể gây hại cho thận và được tạo ra bởi quá trình lên men protein của vi khuẩn. Những người bị tiêu chảy có các hợp chất liên quan đến tổn thương gan.

Bác Sĩ Sean Gibbons, tác giả tương ứng của bài báo, cho biết: “Táo bón mãn tính có liên quan đến rối loạn thoái hóa thần kinh và tiến triển bệnh thận mãn tính ở những bệnh nhân mắc bệnh đang hoạt động. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu những bất thường trong nhu động ruột có phải là nguyên nhân ban đầu gây ra bệnh mãn tính và tổn thương nội tạng hay không, hay liệu những mối liên hệ hồi cứu này ở bệnh nhân bị bệnh chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ở đây, trong một nhóm dân số khỏe mạnh nói chung, chúng tôi thấy rằng táo bón nói riêng có liên quan đến nồng độ chất độc có nguồn gốc từ vi khuẩn trong máu được biết là gây tổn thương nội tạng, trước khi được chẩn đoán bệnh.”

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng ăn nhiều chất xơ, uống đầy đủ nước và tập thể dục thường xuyên đã giúp mọi người duy trì vùng Goldilocks.

Gibbons kết luận: “Những hiểu biết sâu sắc này cung cấp các chiến lược để quản lý tần suất đi đại tiện, ngay cả ở những người khỏe mạnh, nhằm tối ưu hóa sức khỏe và thể trạng.”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: