Nhiều người vì quá bận rộn công việc, nên cố thức khuya và sáng hôm sau phải dậy sớm để đi làm, nên chỉ còn vài tiếng để ngủ. Điều này gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.
Thiếu ngủ sẽ làm tăng mức cortisol, một loại hormone gây căng thẳng cho cơ thể. Nếu mức cortisol duy trì ở mức cao trong thời gian quá dài, Nếu tình trạng này kéo sẽ bị các vấn đề về tim.
Ban đêm là lúc hệ thống miễn dịch làm việc. Nếu ngủ ít, cơ thể sẽ không đủ thời gian sản xuất các tế bào chống nhiễm trùng, bạn dễ mắc các bệnh như cảm lạnh và cúm.
Khi thiếu ngủ, khả năng tập trung và giải quyết vấn đề bị ảnh hưởng, khó duy trì năng suất hoặc xử lý hiệu quả các công việc hàng ngày.
Giấc ngủ ngon giúp ghi nhớ và xử lý thông tin mới. Ngược lại, nếu bỏ qua việc nghỉ ngơi, bạn có nhiều khả năng bị mất trí nhớ, hay quên và thậm chí thấy khó khăn trong việc học tập hoặc duy trì các kỹ năng mới.
Cơ thể bạn phụ thuộc vào giấc ngủ để điều chỉnh sản xuất hormone. Nếu không nghỉ ngơi đủ, các hormone kiểm soát cơn đói và quá trình trao đổi chất sẽ bị rối loạn, dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn rồi tăng cân.
Nếu không ngủ đủ, mắt xuất hiện quầng thâm, bọng mắt và da có nhiều nếp nhăn. Thiếu ngủ mãn tính sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Ngủ không đều đặn làm rối loạn nhịp sinh học, hỗ trợ điều hòa nhịp tim và huyết áp. Theo thời gian, nguy cơ mắc các tình trạng như huyết áp cao và bệnh tim tăng lên.
Ngủ ít ảnh hưởng đến khả năng điều hòa cảm xúc, khiến bạn khó kiểm soát tâm trạng hơn. Bạn dễ cáu kỉnh, mất kiên nhẫn, hay lo lắng và có nguy cơ bị trầm cảm.
Để tránh các tác hại của việc thiếu ngủ, chúng ta nên cố gắng duy trì ngủ đủ giấc và ngủ sâu. Với người trưởng thành, thời gian ngủ trung bình từ 7-8 tiếng/ngày. Người cao tuổi có thể ngủ ít hơn mỗi ngày do tác động của lão hóa, bệnh tật.
Cách khắc phục tình trạng thiếu ngủ
Các chuyên gia về giấc ngủ đưa ra một số lời khuyên:
-Căng thẳng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì vậy bạn nên dành thời gian thư giãn, cân bằng công việc. Trước khi đi ngủ, có thể tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc nhẹ… hay thực hiện các hoạt động để phóng thích tâm trí khỏi lo lắng, căng thẳng.
-Sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính hoặc TV… quá gần giờ đi ngủ cũng là nguyên nhân gây khó ngủ, mất ngủ. Ánh sáng xanh từ màn hình của các thiết bị có thể khiến não hiểu rằng đã đến giờ thức dậy. Vì vậy, bạn nên tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ.
-Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn nên để phòng ngủ tối và yên tĩnh, nhiệt độ mát mẻ. Có thể dùng thêm máy xông tinh dầu để sử dụng liệu pháp mùi hương kích thích cảm giác buồn ngủ. Một chiếc giường êm ái, gối ngủ có độ đàn hồi tốt cũng có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.
-Ăn uống khoa học giúp cải thiện giấc ngủ. Bạn có thể chọn các loại thực phẩm như quả óc chó, rau diếp cá, cá hồi, hạnh nhân,… Ngoài ra, nên hạn chế dùng rượu bia, các loại đồ uống có chứa caffeine như trà và cà phê.
Hoạt động thể chất rất tốt cho giấc ngủ và sức khỏe. Tuy nhiên, nên tập các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe… để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ.
(Theo Timesofindia và nguồn tổng hợp)