Trẻ bị viêm, khi lớn tuổi cũng hay ‘nhớ nhớ quên quên’

(Hình minh họa: Richard Stachmann/Unsplash)

Một nghiên cứu mới của University of California, San Francisco (UCSF), phát hiện ra rằng, tình trạng viêm mãn tính khi còn trẻ cũng dẫn đến các vấn đề sức khỏe sau này.

Tác giả nghiên cứu Kristine Yaffe, giáo sư tâm thần học, thần kinh và dịch tễ học tại UCSF, cho biết trong một tuyên bố: “Tình trạng viêm ở giai đoạn cuối đời có liên quan đến nguy cơ mất trí nhớ và các dấu hiệu sớm nhất của sự suy giảm nhận thức, nhưng người ta biết rất ít về tình trạng viêm ở người trẻ tuổi và liệu điều này có ảnh hưởng đến nhận thức ở tuổi trung niên hay không. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng tình trạng viêm nhiễm ở mức độ cao hơn hoặc trung bình bắt đầu ở tuổi trưởng thành sớm ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng lập kế hoạch, tập trung và quản lý nhiều nhiệm vụ của một người, cũng như tốc độ xử lý thông tin của họ ở tuổi trung niên.”

Khám phá được công bố trên tạp chí Thần Kinh Học (Neurology), đã quan sát 2,364 người tham gia trong độ tuổi từ 24 đến 58 trong khoảng thời gian 18 năm. Mức độ viêm của người tham gia được đo khi bắt đầu nghiên cứu và ba lần trong thời gian nghiên cứu. Sau đó, họ được chia thành các nhóm dựa trên mức độ viêm này: cao hơn, trung bình hoặc tăng dần và thấp hơn và ổn định.

5 năm sau lần đo mức độ viêm cuối cùng, những người tham gia được thực hiện sáu bài kiểm tra để kiểm tra trí nhớ và kỹ năng tư duy của họ. Sau khi điều chỉnh các yếu tố như tuổi tác, hoạt động thể chất và cholesterol, các nhà thử nghiệm phát hiện ra rằng những người trong nhóm tình trạng viêm ở mức độ cao và trung bình/gia tăng có nhiều khả năng thực hiện kém hơn trong các bài kiểm tra về tốc độ xử lý nhận thức và chức năng điều hành.Viêm là một phần của cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Đó là phản ứng của hệ thống miễn dịch của chúng ta đối với nhiễm trùng và các chất kích thích và là một phần quan trọng của quá trình chữa lành. Tuy nhiên, tình trạng viêm cũng xảy ra do tình trạng tự miễn dịch (khi hệ thống miễn dịch bắt đầu tấn công các tế bào cơ thể) và do phản ứng với các chất không mong muốn trong cơ thể như khói thuốc lá, sự nhiễm độc và hóa chất trong khẩu phần ăn uống.

Khi tình trạng viêm này tiếp diễn trong một thời gian dài, một số vấn đề sẽ dễ dàng được nhận thấy.

Viêm mãn tính có liên quan đến một loạt bệnh, bao gồm bệnh tim, rối loạn tiêu hóa, hen suyễn, các bệnh chuyển hóa như tiểu đường Loại 2, trầm cảm và các bệnh thoái hóa thần kinh.

Cần làm gì để giảm tình trạng viêm mãn tính?

Nhiều loại thực phẩm đã được chứng minh là làm giảm mức độ viêm trong cơ thể, bao gồm trái cây và rau quả, chất xơ, gia vị, các loại hạt và cá có dầu. Tốt hơn hết là nên tránh hoặc ăn với số lượng nhỏ những thực phẩm khác, chẳng hạn như những thực phẩm đã qua chế biến sẵn hoặc có nhiều đường. Tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc đều đã được chứng minh là có tác dụng giảm viêm, cũng như học cách kiểm soát căng thẳng để giảm mức độ hormone căng thẳng cortisol cao mãn tính.

Yaffe cho biết: “Viêm rất quan trọng đối với quá trình lão hóa nhận thức và có nguy cơ bắt đầu sớm hơn nhiều so với những gì được biết đến trước đây. Mặc dù những nỗ lực phòng ngừa hiện nay chủ yếu tập trung vào giai đoạn cuối đời, nhưng nghiên cứu của tôi và các đồng nghiệp cung cấp bằng chứng cho thấy sự cần thiết cũng phải nhắm tới sức khỏe não bộ ở tuổi trung niên. Cần thử nghiệm thêm để cải thiện khả năng phát hiện sớm những người có nguy cơ cao nhất về hiệu suất nhận thức kém và xác định các chiến lược hiệu quả nhằm trì hoãn quá trình lão hóa nhận thức bằng cách giải quyết các nguyên nhân gây viêm.”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: