Bài học quan trọng về cân bằng giữa cuộc sống và công việc

Một góc Vilnius, Lithuania. (Hình mih họa: Gantas Vaičiulėnas/Unsplash)

Cách đây hơn chục năm, từ Mỹ, Bernard Meyer chuyển đến Lithuania và cho biết anh đã học được một bài học quan trọng trong cuộc sống khi sống ở đất nước này, là làm thế nào để nâng cao sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Lithuania nằm ở đông bắc Âu châu, được vinh danh là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới dành cho người trẻ trong Báo Cáo Hạnh Phúc Thế Giới (World Happiness Report) năm 2024.

Meyer lớn lên ở Miami, học đại học ở Indiana, rồi chuyển đến thủ đô Vilnius của Lithuania vào năm 2012. Hiện nay anh vẫn sống ở đó cùng vợ và hai người con gái.

Người đàn ông 39 tuổi này, hiện là giám đốc truyền thông và sáng tạo cấp cao tại nền tảng tự động hóa tiếp thị Omnisend, cho biết, anh nhận thấy sự khác biệt sâu sắc giữa văn hóa làm việc ở Hoa Kỳ và Lithuania – nơi mọi người tận hưởng cuộc sống “thư thái” và “chậm rãi” hơn.

Meyer trả lời phỏng vấn CNBC Make It: “Tôi nghĩ rằng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là điều mà mỗi người có thể kiểm soát được. Vì vậy, vào lúc 5 hoặc 6 giờ chiều, khi ai nấy đều tắt máy, họ rời đi và thư giãn ở quán bar nếu còn tương đối trẻ hoặc thậm chí nếu có con, những cư dân này sẽ đưa trẻ đi dạo quanh thành phố. Có một cảm giác thực sự tận hưởng cuộc sống của mình ngay bây giờ khi vẫn còn trẻ và còn có khả năng, tôi nghĩ đây là điều mà họ (người Mỹ) nên học.”

Học cách sống nhiều hơn ngoài công việc

Người Mỹ nổi tiếng là bị ám ảnh bởi công việc, điều này dẫn đến văn hóa làm việc quá sức và kiệt sức. Để so sánh, Lithuania được xếp hạng là quốc gia tốt thứ 11 về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống vào năm 2021.

Meyer chia sẻ: “Cá nhân tôi không phản đối những người 25 tuổi hoặc dưới 30 tuổi dành 12 tiếng mỗi ngày để làm việc, vì đó là khoảng thời gian để làm điều này. Nhưng một khi bạn vượt qua giai đoạn đó, bạn nên học cách tận hưởng cuộc sống nhiều hơn một chút ngoài công việc. Nếu bạn có gia đình, điều quan trọng nhất chắc hẳn là gia đình của bạn vì bạn đang làm việc ở một nơi mà trong vòng từ 5 đến 10 năm nữa, khi bạn ra đi, không ai quan tâm đến việc bạn đã từng ở đó, nhưng gia đình bạn thì có.”

Cảnh thiên nhiên ở Lithuania. (Hình: Donatas Kartanovičius/Unsplash)

Thiên nhiên và du lịch rất quan trọng

Một lý do khiến mọi người ở Vilnius thích tắt máy sau giờ làm việc là do thành phố có rất nhiều “khu vực xanh” và cũng vì nơi đây rất dễ dàng trong việc đi bộ.

Meyer kể, sau giờ làm việc, mọi người đều thư giãn. Họ đi trên những con phố, như Old Town, và chỉ đi bộ, đi xe tay ga hoặc chỉ ngồi ở quán cà phê. Ở đây, họ phát triển trong một môi trường mà thiên nhiên là rất quan trọng. Cư dân ở đây lớn lên với lòng trân trọng thiên nhiên nên giờ đây họ rất chú trọng đến thiên nhiên. Điều đó có nghĩa là những cư dân này có mong muốn thiết yếu về mặt văn hóa là được hòa mình vào thiên nhiên và họ tìm thấy điều đó ở đây nên điều đó khiến họ hạnh phúc.

Một điểm khác biệt quan trọng khác mà anh nhận thấy giữa Lithuania và Hoa Kỳ là cảm nhận của mọi người về việc đi nghỉ dưỡng.

“Tôi nhớ khi còn ở Mỹ, tôi chưa bao giờ được nghỉ ngơi và chẳng thấy ai tự nguyện đi du lịch,” Meyer tâm sự. Hiện tại, anh không khuyến khích nhóm của mình tại Omnisend làm việc vào cuối tuần hoặc trong các kỳ nghỉ.

“Một điều tôi nói với họ, mà tôi nghĩ là mang phong cách rất Âu châu, là chúng tôi không làm việc trong khoa cấp cứu của bệnh viện. Tất nhiên, ở ngoài đời, lúc nào mà chẳng có điều cấp bách, bất ngờ xảy ra, nhưng không có nghĩa là bạn quên mất kỳ nghỉ của mình.”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: