Thủ thuật chế ngự cơn giận, bạn sẽ cần đấy!

(minh họa: Lilien L./Unsplash)

Một nghiên cứu cho thấy, khi viết ra phản ứng của bạn trước một sự việc tiêu cực trên một tờ giấy, rồi vứt nó đi, sẽ giúp giảm bớt sự tức giận.

Các nhà nghiên cứu tại Nagoya University ở Nhật Bản phát hiện ra rằng việc cắt nhỏ tờ giấy cũng giúp giảm bớt cảm giác thất vọng, điều này là hữu ích trong môi trường làm việc, nơi việc thể hiện sự tức giận ra bên ngoài là yếu tố gây ra hậu quả tiêu cực. Theo Newsweek.

Trưởng nhóm thử nghiệm, Nobuyuki Kawai cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng phương pháp này sẽ ngăn chặn sự tức giận ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, chúng tôi rất ngạc nhiên khi sự tức giận gần như bị loại bỏ hoàn toàn.”

Những phát hiện này có thể làm sáng tỏ truyền thống văn hóa Nhật Bản về Hakidashisara, một lễ hội thường niên tại đền Hiyoshi gần Nagoya, nơi mọi người đập vỡ những chiếc đĩa nhỏ tượng trưng cho những điều khiến họ tức giận. Những người tham gia kể lại rằng họ cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

Trong nghiên cứu này, các nghiên cứu sinh tiến sĩ Nobuyuki Kawai và Yuta Kanaya yêu cầu người tham gia viết ý kiến ngắn gọn về các vấn đề xã hội quan trọng. Ví dụ như liệu có nên cấm hút thuốc ở nơi công cộng hay không.

Các biểu hiện bên ngoài của sự tức giận thấy trong nét mặt, ngôn ngữ cơ thể, phản ứng sinh lý, và có lúc trở thành hành vi gây sự. (minh họa: Unsplash)

Sau đó, họ nói với những người tham gia rằng một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Nagoya University sẽ đánh giá bài viết. Đó là nghiên cứu giả, và cho dù người tham gia nghiên cứu viết gì, họ đều bị điểm kém về trí thông minh, sự quan tâm, sự thân thiện, tính logic và tính hợp lý.

Mỗi người tham gia đều nhận được những phản hồi như bị xúc phạm giống nhau: “Không thể tin được một người có học thức lại có suy nghĩ như vậy. Chẳng biết ổng học được cái gì khi ngồi trong ghế nhà trường nữa!”

Sau đó, những người tham gia được yêu cầu viết suy nghĩ của họ về phản hồi, tập trung vào điều gì đã khơi dậy cảm xúc của bản thân. Tiếp theo, họ được chia thành hai nhóm. Nhóm đầu tiên được yêu cầu vứt tờ giấy họ viết vào thùng rác hoặc cất nó vào tập hồ sơ trên bàn. Nhóm thứ hai được yêu cầu tiêu hủy tài liệu trong máy cắt tài liệu hoặc cho vào hộp nhựa.

Rồi những người tham gia được yêu cầu đánh giá mức độ tức giận của họ sau khi bị xúc phạm và sau khi vứt bỏ hoặc giữ lại tờ giấy lại.

Tất cả những người tham gia đều cho biết mức độ tức giận cao hơn sau khi nhận được những bình luận mang tính tiêu cực. Tuy nhiên, mức độ tức giận của những người vứt giấy vào thùng rác hoặc xé nhỏ tan nhanh, và trở lại trạng thái ban đầu sau khi vứt giấy đi.

Trong khi đó, những người giữ bản viết trong hộp, nghĩa là họ không vứt đi, cảm thấy cơn giận chỉ giảm đi một chút.

Kawai giải thích, kỹ thuật này được áp dụng ngay lúc bạn đang có chuyện gì đó bực bội trong công việc, hãy lấy một tờ giấy, viết ra cảm xúc của mình múc đó, rồi xé náy hoặc vo tròn vứt vào thùng rác, cơn tức giận sẽ tan biến nhanh, hơn là bạn “ấp ủ” nó trong lòng để rồi ảnh hưởng rất tệ hại đến sức khỏe.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: