Trái cây, thực thẩm tốt và không tốt cho người bệnh tiểu đường

Các loại trái cây và rau quả khác nhau chứa nhiều chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin A, C và E, beta-carotene, lycopene và flavonoid. (minh họa: Unsplash)

Những người thường xuyên ăn trái cây sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh như tiểu đường loại 2, nhưng cũng có nhiều loại trái cây ăn vào sẽ làm tăng bệnh.

Các loại trái cây ít đường tốt cho sức khỏe nhất, bạn có thể ăn hàng ngày.

Bưởi

Theo một nghiên cứu trên tạp chí Advances in Nutrition, bưởi là nguồn cung cấp naringin dồi dào, một loại polyphenol có liên quan đến việc giảm huyết áp và kháng insulin (nguyên nhân cơ bản của bệnh tiểu đường loại 2). Ngoài ra, bưởi chứa lượng vitamin A và nó rất cần thiết cho sức khỏe, hỗ trợ thị lực khỏe mạnh và chức năng miễn dịch, giúp hình thành collagen và tăng cường sức mạnh của xương.

Quả mâm xôi đen

Quả mâm xôi đen rất giàu anthocyanin, chất có ảnh hưởng tích cực đến việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Một thử nghiệm năm 2018 cho thấy quá trình oxy hóa chất béo tăng lên và kiểm soát glucose được cải thiện ở những người đàn ông thừa cân hoặc béo phì được khuyên ăn 600gram (4 ly) quả mâm xôi mỗi ngày để có độ nhạy insulin cao hơn, một trong những yếu tố thiết yếu ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2.

Dâu tây

Bên cạnh lượng đường thấp, chất dinh dưỡng trong dâu tây còn có tác dụng cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch. Polyphenol, chất xơ, vitamin và khoáng chất góp phần mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch của dâu tây. Nghiên cứu cho thấy dâu tây làm giảm mức protein phản ứng c (một dấu hiệu viêm) và giảm lipoprotein mật độ thấp cũng như cholesterol toàn phần ở những người bị tăng cholesterol.

Quả kiwi

Bên cạnh hàm lượng đường thấp, loại trái cây kiwi còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi khác, giúp kiểm soát táo bón vì hàm lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan.

Trái ổi

Ổi là trái cây chứa một lượng vitamin C đáng kể – gấp hơn 4 lần so với cam. Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh thường làm giảm bớt cảm lạnh thông thường.

Quả mơ

Quả mơ là trái cây có khoảng 86% là nước, khiến chúng trở nên bổ dưỡng và dưỡng ẩm. Duy trì độ ẩm là điều cần thiết cho sức khỏe. Mất nước có liên quan đến các tình trạng sức khỏe như rối loạn tiêu hóa.

Cà chua

Cà chua chứa chất lycopene, hoạt động như một chất chống oxy hóa để bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại. Đặc biệt, lycopene làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Cà chua giàu Vitamin C. (Hình: Josephine Baran/Unsplash)

Chanh

Trong chanh là trái cây có rất nhiều flavonoid, hợp chất tự nhiên có tác dụng tốt cho sức khỏe, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của quá trình trao đổi chất, cụ thể là cách cơ thể điều chỉnh glucose và chất béo. Hơn nữa, flavonoid bảo vệ chống lại tổn thương tế bào liên quan đến các bệnh mãn tính.

Quả bơ

Một đánh giá năm 2018 trên tạp chí Chất dinh dưỡng đã nhấn mạnh lợi ích kiểm soát cân nặng của quả bơ, đồng thời chia sẻ rằng ăn một quả bơ mỗi ngày giúp giảm trọng lượng cơ thể và chỉ số khối cơ thể (BMI). Bơ chứa chất béo bão hòa giúp làm giảm chất béo trung tính, lipoprotein mật độ thấp và cholesterol toàn phần, theo một phân tích tổng hợp.

Những loại trái cây khiến lượng đường trong máu tăng vọt, tạo tiền đề cho tình trạng suy giảm năng lượng và các biến chứng tiềm ẩn về sức khỏe.

Theo The Times of India, lượng đường trong máu bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những gì chúng ta ăn và ăn bao nhiêu. Thực phẩm giàu carbohydrate (carbs) được chuyển đổi trực tiếp thành đường trong cơ thể con người. Nhưng ngay cả protein, chất béo và lượng chất xơ ăn vào cũng là nguyên nhân gây ra lượng đường trong máu tăng. Không chỉ chỉ số đường huyết mà tải lượng đường huyết của khẩu phần ăn cũng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Mặc dù loại trái cây nhiệt đới này được yêu thích vì vị ngọt và hương vị sống động, nhưng xoài chín lại chứa nồng độ fructose cao và có chỉ số đường huyết cao. Do đó, ăn xoài có thể làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng, chỉ trong vòng 15 đến 30 phút sau khi ăn, đặc biệt khi ăn với số lượng lớn hoặc ở dạng cô đặc như nước ép xoài.

Xoài chín chứa nồng độ fructose cao. (Hình minh họa: Desirae Hayes Vitor/Unsplash)

Thức uống có đường có chứa đường bổ sung như sucrose và siro có hàm lượng fructose cao. Mặc dù có hương vị sảng khoái nhưng thức uống này lại đưa một lượng đường nhanh chóng vào máu ngay sau khi uống vào. Sự kết hợp của đường, nước và các hương vị bổ sung sẽ tạo ra một hỗn hợp mạnh có tác dụng tàn phá việc điều chỉnh lượng đường trong máu.

Tất cả đồ uống có đường đều khiến lượng đường tăng đột biến. Nước trái cây, trà đá, soda ngay cả với số lượng nhỏ cũng làm tăng lượng đường ngay lập tức. Mật ong, sữa chua có thêm đường, sữa đậu nành có đường đều có tác dụng làm tăng lượng đường đáng kể.

Ngoài ra, đường mía, bánh kẹo, thức ăn nhanh cũng không tốt cho người bị tiểu đường.

Do hàm lượng đường cao nên ăn các sản phẩm làm từ mía có thể làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng.

Bánh kẹo thường chứa lượng đường bổ sung, chất béo và carbohydrate tinh chế cao. Sự kết hợp của đường và hàm lượng chất xơ thấp trong các loại bánh kẹo tạo điều kiện cho quá trình hấp thụ nhanh chóng, khiến lượng đường trong máu tăng đột biến ngay sau khi tiêu thụ.

Thức ăn nhanh giàu carbs là thủ phạm chính làm tăng lượng đường trong máu, vì vậy bạn nên tránh ăn bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên, thanh năng lượng nếu muốn kiểm soát lượng đường trong máu.

 (theo The Times of India, Eat This, Not That)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: