Tránh nạn ‘lập lờ đánh lận con đen’ của đại lý bán xe

Quy tắc CARS mới sẽ có hiệu lực từ ngày 30 Tháng Bảy 2024
(minh họa: Reinhart Julian/Unsplash)

Bạn có bao giờ đi mua xe với giá phù hợp với điều kiện tài chính của mình, nhưng sau khi gặp đại lý, giá bỗng… “vọt” lên bất ngờ?

Tại cuộc hội thảo vào cuối năm 2023 do Dịch Vụ Truyền Thông Thiểu Số (Ethnic Media Services – EMS), đại diện Ủy ban Thương mại Liên bang (Federal Trade Commission –FTC) giải thích Quy tắc Chống Lừa đảo Bán lẻ Xe hơi (Combating Auto Retail Scams -CARS) của cơ quan này, nhằm bảo vệ người mua không bị “dính” vào các vụ “lập lờ đánh lận con đen” của các đại lý.

CARS là gì?

Tại hội thảo, Malini Mithal, Phó giám đốc bộ phận liên quan đến tài chính của FTC cho biết, Quy tắc CARS, được FTC công bố vào giữa Tháng Mười Hai, 2023, nhằm chống lại hai trò lừa đảo chính mà người mua xe hơi thường gặp phải: Chiến thuật dụ dỗ và chuyển đổi, “nơi các đại lý quảng cáo mức giá thấp để hấp dẫn, thu hút người mua, nhưng sau khi mất hàng giờ ngồi với đại lý, nhiều người… ngỡ ngàng, vì chiếc xe mình định mua đắt hơn nhiều so với lời quảng cáo.

Theo Mithal, CARS có hiệu lực từ ngày 30 Tháng Bảy năm 2024, sẽ giúp người mua tiết kiệm được khoảng $3.4 tỷ và 72 triệu giờ mỗi năm.

Quy tắc này đặc biệt giúp các đại lý xe hơi trung thực có thể cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng; họ sẽ không phải lo lắng về việc mất cơ hội kinh doanh vào tay đối thủ cạnh tranh giả vờ đưa ra mức giá thấp hơn để thu hút người tiêu dùng, nhưng sau đó lại tính thêm đủ mọi chi phí khiến người mua cảm thấy khó chịu.

Cũng theo diễn giải của Mithal, Quy tắc CARS khiến điều này xảy ra theo bốn cách:

Thứ nhất, các đại lý không thể nói dối về những thông tin quan trọng như chi phí, điều khoản tài chính, các tiện ích bổ sung và giảm giá;

Thứ hai, các đại lý phải cho người tiêu dùng biết tổng giá của chiếc xe (ví dụ: Toàn bộ giá của hợp đồng 10 năm chứ không chỉ một vài khoản thanh toán hàng tháng đầu tiên);

Thứ ba, các đại lý không thể tính các khoản phí linh tinh không có lợi cho người tiêu dùng (ví dụ: Bảo hành cho xe không có bảo hiểm hoặc các phụ kiện thay dầu không tương thích với xe hơi điện);

Và thứ tư, các đại lý chỉ có thể tính phí cho những thứ mà người mua phải biết đó là khoản phí gì và đồng ý thanh toán – để không còn những chi phí mập mờ trong hợp đồng nữa.

Quy tắc này cũng yêu cầu các đại lý quảng cáo xe hơi bằng một ngôn ngữ nhất định, như tiếng Tây Ban Nha, phải tiết lộ rõ ràng mọi chi phí bổ sung bằng cùng ngôn ngữ đó “để người mua biết họ đồng ý với những gì,” Jamie Brooks, luật sư thuộc Bộ phận Tài chính của FTC cho biết.

Quy tắc CARS tập trung rất nhiều vào chiến thuật “dụ dỗ và chuyển đổi” của các đại lý,  vì FTC đã thực hiện rất nhiều hành động để chống lại những chiêu trò “nói một đàng làm một nẻo” này.

Luật sư Brooks nói thêm, CARS được đưa ra để bảo vệ người mua xe hơi không bị “dính” những trò “lập lờ” của các đại lý.  Ông đưa ra ví dụ: Vào năm 2014, FTC kiện Casino Auto Sales ở La Puente, California vì đã quảng cáo một chiếc xe với giá $18,000, mà “nhập nhằng” khoản trả trước $5,000 dành riêng cho người tiêu dùng Tây Ban Nha.

Vào năm 2020, cơ quan này đã kiện đại lý quảng cáo Traffic Jam Events ở Kenner, Louisiana vì gửi thơ hướng người tiêu dùng đến một trang web của chương trình cứu trợ kích thích kinh tế COVID-19, mà địa chỉ đó, thật ra là một… bãi đậu xe.

Quy tắc CARS mới sẽ bảo vệ người mua xe hơi bằng cách thông báo tổng giá trị của chiếc xe vì bạn có quyền được biết; đại lý không thể thêm các sản phẩm hoặc dịch vụ mà người mua không có nhu cầu; yêu cầu đại lý cung cấp cho người mua giá trọn gói ngay từ đầu, không được tự động thêm các phụ kiện không cần thiết. Người mua có thể tham khảo thêm tại: ftc.gov/carsrule.

Đừng để bị lừa trước khi “chìa khóa trao tay”. (minh họa: Roland Denes/Unsplash)

Vạch trần lừa đảo

Sanya Shahrasbi, luật sư của FTC cho biết, có nhiều khoản phí như phí bảo hành mở rộng, bảo vệ xe hơi hoặc tài sản hoặc lớp phủ được cho là để bảo vệ xe hơi, có thể khiến người mua nếu không để ý có thể mất thêm hàng nghìn đôla.

Theo Shahrasbi, chỉ trong hai năm qua, các đại lý đã tăng giá đáng kể cho những tiện ích bổ sung này, mặc dù những sản phẩm và dịch vụ đó phần lớn không bị hạn chế bởi nguồn cung.

Một vụ kiện của FTC năm 2022 chống lại đại lý đa tiểu bang Napleton, tập đoàn đại lý lớn thứ 13 trong nước, cho thấy 83% (tương đương 16,848 khách hàng) của đại lý bị tính phí cho các tiện ích bổ sung mà họ không đồng ý; chẳng hạn, “một người mua xe đã trả tiền cho hợp đồng dịch vụ trị giá $2,000 mà trước đó được nghe đại lý nói là miễn phí.

Một vụ kiện năm 2023 chống lại tập đoàn đại lý Rhinelander Auto Center có trụ sở tại Wisconsin cho thấy mục tiêu tương tự nhắm vào người tiêu dùng người Mỹ bản địa tại địa phương.

Phần lớn nhóm chủng tộc và sắc tộc dễ bị tổn thương này vô tình bị lừa, là do khả năng ngôn ngữ không rành rọt để có thể đọc các hợp đồng dài ngoằng. Ví dụ, nhiều người mua ở Napoli cho biết thủ tục giấy tờ khi mua xe là phải ký 12 chữ ký trên bản hợp đồng dài hơn 60 trang giấy.

Mithal cho biết, với Quy tắc CARS, khi bạn phát hiện một đại lý nào đó không rõ ràng với bạn về các chi phí khi bán chiếc xe cho bạn, thì họ vi phạm FTC, và bạn có quyền báo cáo về việc này.

“Và vì Quy tắc CARS có liên quan đến tiền bạc, nhất là trong thời buổi khó khăn này, nếu lấy lại tiền sẽ dễ dàng hơn nếu người mua phát hiện và báo cáo. Điều này cũng giúp vạch trần những người buôn bán lừa đảo, và tất nhiên pháp luật luôn đứng về phía những người buôn bán trung thực,” Mithal nói.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: