Tránh những món ăn vặt gây viêm nhiễm và béo bụng

(Hình minh họa: Perfect Snacks/Unsplash)

Khi bạn bất chợt đói bụng giữa các bữa ăn, hay lúc cơn thèm đồ ngọt ào đến một cách khó kiểm soát, thì một vài viên kẹo, thanh bánh sô cô la thơm ngon, một ly kem mát lạnh đúng là cứu tinh.

Mặc dù những món ăn này rất ngon lành và giúp tăng cường năng lượng tạm thời, nhưng lại thường tiềm ẩn nhiều điều có hại cho sức khỏe. Đồ ăn ngọt có nhiều đường tinh luyện và chất béo không lành mạnh, dễ góp phần gây viêm trong cơ thể.

Lisa Richards, chuyên gia dinh dưỡng của The Candida Diet, nói với She Finds về việc tìm hiểu một số món ăn nhẹ ngọt ngào mà bạn nên cắt bỏ vì đó rất có thể là nguyên nhân gây viêm nhiễm và béo bụng.

1.Thanh kẹo

Những thanh kẹo chứa nhiều đường tinh luyện làm tăng lượng đường trong máu. Sự gia tăng nhanh chóng này kích hoạt giải phóng insulin, một loại hormone giúp dự trữ lượng glucose dư thừa dưới dạng mỡ, đặc biệt là quanh vùng bụng.

Richards nói: “Chứa nhiều đường, chất béo không lành mạnh và các thành phần nhân tạo, thanh kẹo thúc đẩy quá trình viêm nhiễm và góp phần tăng cân, đặc biệt là ở vùng bụng”.

2.Đồ nướng

Các món nướng thương mại như bánh ngọt, bánh cookie, … được làm bằng bột mì tinh chế, thiếu chất xơ và các chất dinh dưỡng thiết yếu. Những carbohydrate tinh chế này có thể làm tăng nhanh lượng đường trong máu và lượng insulin, thúc đẩy việc tích trữ chất béo và gây viêm.

3.Ngũ cốc ăn sáng có đường

Nhiều loại ngũ cốc có đường chứa ít chất dinh dưỡng thiết yếu, mặc dù được bổ sung vitamin và khoáng chất. Những món ăn này chủ yếu chứa lượng calo rỗng, góp phần tăng cân mà không cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe tổng thể.

(Hình minh họa: Towfiqu barbhuiya/Unsplash)

4.Nước ngọt và đồ uống có đường

Việc tiêu thụ thường xuyên đồ uống có đường như soda và nước tăng lực có liên quan đến chứng béo bụng và tình trạng viêm gia tăng do hàm lượng đường cao và thiếu giá trị dinh dưỡng.

5.Sữa chua có hương vị

Để làm cho sữa chua có hương vị thơm ngon hơn đồng thời được dán nhãn là ít béo, các nhà sản xuất thường tăng hàm lượng đường. Sự thay thế này có thể tạo ra một sản phẩm không lành mạnh nhưng vẫn thúc đẩy sự tích tụ chất béo ở bụng và gây viêm nhiễm.

6.Thanh granola có đường

Các thanh granola thường được tiếp thị với các tuyên bố về sức khỏe như “hoàn toàn tự nhiên”, “hữu cơ” hoặc “có hàm lượng protein cao”, có thể dẫn đến tiêu thụ quá mức do tưởng rằng chúng tốt cho sức khỏe. Điều này có thể góp phần làm tăng lượng đường và chất béo không lành mạnh, dẫn đến tăng cân và viêm nhiễm.

7.Nước ép trái cây
Richards nói: “Ngay cả nước ép trái cây 100% cũng chứa nhiều đường tự nhiên, có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến và tăng mỡ bụng khi tiêu thụ quá mức. Trái cây nguyên chất là lựa chọn thay thế lành mạnh hơn do hàm lượng chất xơ của chúng làm chậm quá trình hấp thụ đường.”

(theo She Finds)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Tự sửa máy may
Máy may là một vật dụng vô cùng hữu ích, nhưng thường bị bỏ xó trong tủ vì ít sử dụng nhiều hoặc có phần nào của máy bị hư.…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: