Vai trò của người mẹ kế

(Hình minh họa: Mike Scheid/Unsplash)

Đối với những người mẹ kế, việc hòa nhập với gia đình là một trải nghiệm khó quên, nhưng thường đi kèm với những thách thức riêng.

Nicole Sodoma, một luật sư ly hôn và tác giả tại Charlotte, luôn bảo đảm rằng công sức gây dựng tình cảm liên quan đến vai trò “người mẹ kế” không bị bỏ qua và hiểu lầm. Sau khi trải qua hành trình trở thành một người mẹ kế, Sodoma chia sẻ với Newsweek về sự phức tạp và sự đền đáp của việc cân bằng các mối quan hệ trong một gia đình hòa nhập.

Sodoma, 49 tuổi, tái hôn với một người đàn ông có hai con riêng. Cô cho biết quá trình hòa nhập vào cuộc sống của họ không như cô hình dung và mong đợi. “Tôi cố gắng đảm nhận vai trò của một ‘người dì tuyệt vời’,” Sodoma tâm sự. “Tôi hy vọng điều đó sẽ giúp tôi dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống của ba cha con, với con riêng của tôi, nhưng… ”

Sodoma cảm thấy thất vọng khi phát hiện ra những đứa con riêng của chồng không muốn có thêm một người bạn, mà phải là người có thể thiết lập ranh giới và xây dựng mối quan hệ có ý nghĩa.

“Theo thời gian, tôi phải điều chỉnh cách tiếp cận của mình, tập trung vào việc đặt ra kỳ vọng rõ ràng và thúc đẩy giao tiếp cởi mở mà mọi thành viên đều hiểu và tôn trọng – đó là một con đường hai chiều,” Sodoma giải thích. “Đó là hành trình phát triển và học hỏi, và tiếp tục phát triển khi mối quan hệ của cả nhà trở nên sâu sắc hơn.”

Những bà mẹ kế như Sodoma phải cân bằng nhu cầu của con mình với nhu cầu của con riêng của chồng, đồng thời điều hướng các động lực độc đáo của các gia đình hoà hợp – không nhiều người nhận ra loại nỗ lực này.

Theo Sodoma, công việc mang tính tình cảm trong việc kiểm soát các mối quan hệ và điều hướng các động lực gia đình phức tạp thường vô hình. Điều này bao gồm mọi thứ, từ việc điều chỉnh phong cách nuôi dạy con cái đến quản lý lịch trình và hòa giải xung đột. Các bà mẹ kế cũng thường xuyên đảm nhận các nhiệm vụ hậu cần, như điều phối các hoạt động hoặc xử lý các vấn đề ở trường, những việc này đôi khi không được nhận ra.

Thậm chí ngoài công việc thực tế, Sodoma cũng chỉ ra công việc mang tính tình cảm trong việc duy trì một gia đình quen thuộc với sự thay đổi. Cô nói: “Những người không trực tiếp trải nghiệm có thể bỏ qua gánh nặng cảm xúc khi cố gắng tạo ra sự hòa hợp và nhu cầu liên tục chứng minh bản thân trong vai trò của mình. Đối với những bà mẹ kế, nhu cầu này sẽ gây căng thẳng về mặt cảm xúc.”

Mặc dù có nhiều thách thức, Sodoma vẫn khẳng định rằng cô cảm thấy vô cùng hạnh phúc trong vai trò làm mẹ kế. “Tôi trân trọng những khoảnh khắc cùng con riêng và nhìn các cháu lớn lên,” cô thổ lộ. Đối với cô, điều khiến vai trò “người mẹ kế” trở nên đặc biệt là cơ hội xây dựng các mối quan hệ ngay từ đầu và tạo ra một động lực gia đình độc đáo kết hợp nhiều quan điểm và trải nghiệm khác nhau.

Dữ liệu từ Nghiên Cứu Theo Chiều Dọc Quốc Gia về Sức Khỏe của Thanh Thiếu Niên đến Người Lớn (National Longitudinal Study of Adolescent to Adult Health) củng cố tuyên bố của Sodoma rằng vai trò làm mẹ kế cũng có ý nghĩa sâu sắc. Nghiên cứu cho thấy một bà mẹ kế có mối quan hệ chặt chẽ hơn với một đứa trẻ không phải con ruột của mình, sẽ khác so với một người mẹ ruột nhưng không gần gũi, quan tâm chăm sóc con cái.

Lời khuyên cho những bà mẹ kế đang gặp khó khăn

Sodoma đã nỗ lực để tạo ra và duy trì kiểu làm mẹ kế trong gia đình mình. Tuy nhiên, đối với những người khác mới bắt đầu hành trình làm mẹ kế, Sodoma đưa ra một số lời khuyên. “Bạn phải hiểu rằng việc hòa nhập gia đình cần có thời gian và mỗi thành viên, bao gồm cả chính mình, đều cần không gian để điều chỉnh.

Hãy đặt ra kỳ vọng thực tế cho bản thân và các mối quan hệ mà bạn đang xây dựng. Tập trung vào việc thiết lập lòng tin và nhất quán trong các tương tác. Đừng ngại nói chuyện cởi mở với chồng và tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người khác đã từng trải qua những quá trình thay đổi tương tự.”

Đối với những thách thức có vẻ dai dẳng hoặc không thể vượt qua, Sodoma khuyên bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn chuyên nghiệp, nhưng trước tiên là phải chăm sóc bản thân mình cho tốt. Việc chăm sóc sức khỏe tinh thần và cảm xúc của chính bạn là điều tối quan trọng, đặc biệt là khi hòa nhập gia đình.

Mặc dù đôi khi những thách thức khiến các bà mẹ kế cảm thấy quá mệt mỏi, Sodoma khuyến khích, lúc đó hãy tìm không gian để kiểm soát cảm xúc của mình và tập trung vào niềm vui đến từ việc tạo ra những mối quan hệ từ gia đình mới. “Cũng đơn giản thôi,” Sodoma nói. “Trẻ em càng cảm thấy được quan tâm, lắng nghe và yêu thương, thì các cháu càng phát triển mạnh mẽ, dù có trong một gia đình hoà hợp hay không.”

Câu “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng,” không phải lúc nào cũng đúng.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Tự sửa máy may
Máy may là một vật dụng vô cùng hữu ích, nhưng thường bị bỏ xó trong tủ vì ít sử dụng nhiều hoặc có phần nào của máy bị hư.…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: